Hướng dẫn tạo USB cứu hộ cho Windows 10

Sau đây là hướng dẫn tạo và sử dụng chiếc USB cứu hộ cho Windows 10 mà bạn nên có để phòng trường hợp khẩn cấp.

Hướng dẫn tạo USB cứu hộ cho Windows 10

Bạn sẽ không bao giờ biết trước được điều gì xảy ra, ngay cả với chiếc máy tính thân yêu của mình. Thế nên việc tạp một chiếc USB cứu hộ dành cho những tình huống khẩn cấp khi không vào được Windows là một việc nên làm. Vả lại giờ đây Windows 10 có những công cụ tích hợp khiến việc tạo và sử dụng các công cụ khẩn cấp này dễ dàng hơn bao giờ hết.

Sau đây là hướng dẫn tạo và sử dụng chiếc USB cứu hộ cho Windows 10 mà bạn nên có để phòng trường hợp khẩn cấp như thế này.

Đầu tiên, hãy chọn cho mình một chiếc USB 8GB hay 16GB khién mình an tâm nhất, cắm vào cổng USB trên máy tính. Sau đó vào Control Panel (click phải vào biểu tượng Windows), đi đến  System & Security > Security & Maintenance > Recovery.

Hướng dẫn tạo USB cứu hộ cho Windows 10 2

Có thể bạn sẽ cần mật khẩu admin để sử dụng chức năng này. Sau đó một cửa sổ sẽ hiện lên, tick vào Back up system files to the recovery drive. Giờ chỉ việc chờ đợi hoàn thành và bạn đã có trong tay chiếc USB cứu hộ cho riêng mình rồi đấy.

Hướng dẫn tạo USB cứu hộ cho Windows 10 3

Để sử dụng chiếc USB này, bạn cần phải boot từ nó. Bấm F8/F10/F12 tùy máy để hiện lên boot options và boot từ chiếc USB của bạn.

Hướng dẫn tạo USB cứu hộ cho Windows 10 4

Sau đó màn hình xanh sẽ hiện lên với 2 tùy chọn: đầu tiên là Recover from a drive. Tùy chọn này sẽ tự cài đặt lại hệ điều hành và tất cả các dữ liệu, phần mềm đã cài trên ổ Windows sẽ mất hết. Đây cũng không phải là mục đích của chúng ta.

Hướng dẫn tạo USB cứu hộ cho Windows 10 5

Tùy chọn thứ 2 là Advanced options giúp “sửa” lại hệ điều hành theo nhiều cách khác nhau. Các tùy chọn bên trong bao gồm:

Hướng dẫn tạo USB cứu hộ cho Windows 10 6

  • System Restore: Tương tự như “cỗ máy thời gian” của Doraemon, tùy chọn này sẽ đưa máy tính về đúng thời điểm trước khi máy bạn bị trục trặc). Tùy chọn này không gây mất mát dữ liệu gì cả nhưng sẽ ảnh hưởng tới các phần mềm đã cài đặt vì các registy sẽ bị thay thế bởi các phiên bản cũ hơn.

  • System Image Recovery: Nếu đã back up cẩn thận một bản sao lưu của hệ điều hành trước đó thì hãy tìm đến tùy chọn này. Bản sao này sẽ dùng để phục hồi hoàn toàn mọi thứ kể cả các phần mềm đã cài đặt, thời điểm khi bạn tạo ra “ảnh” này.

  • Startup Repair: Tùy chọn này có thể xem như một hộp đen lưu lại các thông tin trước khi máy tính có vấn đề, từ đó nó sẽ sửa các lỗi khiến cho bạn không thể khỏi động vào Windows. Nên thử lựa chọn này đầu tiên khi cắm USB cứu hộ vào vì nó nhanh và tiện nhất cho bạn.

  • Command Prompt: Cao cấp hơn và dành cho những ai am hiểu máy tính. Tùy chọn này sẽ đưa ra một bảng lệnh để người dùng sử dụng. Thường thì trong trường hợp máy tính không khởi động vào Windows thì nên dùng lệnh SFC/Scannow để quét, tìm các lỗi khiến máy gặp trục trặc.

  • Go Back to the Previous Build: Đơn giản là đem cỗ máy của bạn quay lại phiên bản hệ điều hành trước đó.

Như vậy các bạn cũng có thể thấy rằng sở hữu cho mình một chiếc USB cứu hộ dành cho những tình huống khẩn cấp như thế này sẽ cực kỳ có ích nếu máy tính chẳng may gặp trục trặc lớn. Hy vọng các bạn sẽ thành công nhé.

Jelly Donuts

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Anime Mùa Đông 2024: Thiếu vắng những "bom tấn" và sự thất vọng của cộng đồng mạng Nhật Bản

Anime Mùa Đông 2024: Thiếu vắng những "bom tấn" và sự thất vọng của cộng đồng mạng Nhật Bản

hoanlagvnDũng Nhỏ

Khi anime mùa đông 2024 đang dần đi đến hồi kết, cộng đồng mạng Nhật Bản lại sôi sục với những tranh luận về sự thiếu hụt những "bom tấn" và chất lượng đáng thất vọng của các anime trong mùa này. Sau khi được chiêu đãi bởi hàng loạt series đình đám trong những mùa trước, các fan anime đang bày tỏ sự không hài lòng với những sản phẩm hiện tại.

Giải trí
Lên đầu trang