12 sự thật về khoa học mà trước năm 2017 này, ta không hề hay biết

Bước tiến vững chãi của khoa học, nới rộng tầm hiểu biết của chúng ta về thế giới này sẽ không bao giờ dừng lại.

1. Phổi không chỉ cho phép ta hô hấp, mà nó còn tạo cả máu. Cụ thể, phổi của loài động vật có vú nói chung sản xuất ra hơn 10 triệu tiểu cầu mỗi giờ. Con số ấy là gần bằng với phần lớn tiểu cầu đang lưu thông trong cơ thể ta ngay lúc này.

 

12 sự thật về khoa học mà trước năm 2017 này, ta không hề hay biết

2. Về mặt toán học, ta có thể xây được một cỗ máy thời gian. Thứ níu chân con người, không cho phép ta đi ngược về được quá khứ (hay tiến về tương lai), là việc ta chưa tìm được ra một thứ vật liệu có thể bẻ được cấu trúc không-thời gian.

 

12 sự thật về khoa học mà trước năm 2017 này, ta không hề hay biết 2

3. Tốc độ tan băng vĩnh cửu ở hố sụt Batagaika nhanh tới mức nó làm lộ ra một khu rừng cổ đại vốn bị băng bao phủ.

 

12 sự thật về khoa học mà trước năm 2017 này, ta không hề hay biết 3

 

12 sự thật về khoa học mà trước năm 2017 này, ta không hề hay biết 4

4. Ta tạo được một dạng sống “ngoài hành tinh”. Đó là một cá thể sống bán nhân tạo được tạo nên nhờ 4 nucleotide G, T, C và A - những cặp đôi nucleotide cơ sở trong mọi chuỗi DNA, đang điều khiển sự hình thành và phát triển của sinh vật.

 

12 sự thật về khoa học mà trước năm 2017 này, ta không hề hay biết 5

5. Ta có thể phủ màu vantablack lên mọi thứ vàbất kì thứ gì cũng sẽ biến thành một cái hố đen.

 

12 sự thật về khoa học mà trước năm 2017 này, ta không hề hay biết 6

 

12 sự thật về khoa học mà trước năm 2017 này, ta không hề hay biết 7

6. Ta có được một trạng thái vật chất mới mang tên tinh thể giời gian. Hiện tại, ta đã có một “bản hướng dẫn” để tạo ra thứ vật chất không tưởng này.

 

12 sự thật về khoa học mà trước năm 2017 này, ta không hề hay biết 8

7. Cơ thể ta có một cơ quan nữa mà hơn 100 năm nay, nó vẫn ở đó mà ta không biết. Ấy là màng treo ruột nằm trong hệ tiêu hóa của chúng ta.

 

12 sự thật về khoa học mà trước năm 2017 này, ta không hề hay biết 9

8. Giống chó hiếm và cổ xưa nhất Trái Đất vẫn sống khỏe. Dù trông nó rất giống chó ở Việt Nam ta, nhưng thực chất những con vật là là loàichó hoang cao nguyên New Guinea.

 

12 sự thật về khoa học mà trước năm 2017 này, ta không hề hay biết 10

 

12 sự thật về khoa học mà trước năm 2017 này, ta không hề hay biết 11

9. Nằm dưới New Zealand là lục địa thứ 8 của Trái Đất, Zealandia. Chí ít là nó đã có đầy đủ phẩm chất để trở thành một lục địa, và các nhà khoa học đang hối thúc các cộng đồng khác công nhận vị thế này của Zealandia.

 

12 sự thật về khoa học mà trước năm 2017 này, ta không hề hay biết 12

10. Con người thay đổi Trái Đất này nhiều đến mức các nhà khoa học đặt tên cho cả một kỷ nguyên địa chất mới theo tên của loài người: Kỷ Anthropocene (Anthropic có nghĩa là “của loài người”). Ngày trọng đại ấy, ngày mà Trái Đất chính thức bước vào Kỷ Anthropocene, đó là ngày 16 tháng 7 năm 1945.

 

12 sự thật về khoa học mà trước năm 2017 này, ta không hề hay biết 13

11. Sừng kì lân biển có một tác dụng không ai ngờ tới: chúng dùng sừng dài (và dị) của mình để săn loài cá tuyết Bắc Cực, đập và làm choáng cá để dễ bắt, dễ ăn hơn.

 

12 sự thật về khoa học mà trước năm 2017 này, ta không hề hay biết 14

12. Tàu thăm dò của NASA phát hiện ra rằng bọc ngoài Trái Đất là một lớp “màng bảo vệ nhân tạo khổng lồ”. Chúng ta đã thay đổi Vũ trụ, hay ít ra là ta đã có ảnh hưởng tới khoảng không gian Vũ trụ xung quanh Trái Đất.

 

12 sự thật về khoa học mà trước năm 2017 này, ta không hề hay biết 15

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang