Review Phim: Dạ Cổ Hoài Lang - Bộ phim dành riêng cho những con người xa xứ.

Hài, thư giãn nhưng đầy cảm xúc, Dạ Cổ Hoài Lang phiên bản điện ảnh mang đến cho người xem từng lớp cảm xúc dồn dập xuyên suốt bộ phim.

Được ra mắt và chuyển thể từ vở kịch cùng tên, Dạ Cổ Hoài Lang là câu chuyện kể về những người già phải xa quê hương đi theo con cháu đến nơi đất khách quê người với ước mong sẽ được sum họp bên gia đình. Nhưng khi xuất ngoại và ở chung với con cháu thì như một lẽ tự nhiên của con người Việt Nam, tâm hồn của họ luôn mong muốn nhớ nhung về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn mỗi người dân Việt Nam.

tinhte-da-co-hoai-lang8.jpg

Cuộc sống nơi đất khách thiếu vắng tình thương

Mở đầu bộ phim là hình ảnh Hoài Linh vào vai ông Tư già và bầu không khí khắc nghiệt của sự khác biệt của hai thế hệ văn hóa khác nhau, cháu của ông bé Tâm. Khi ông Tư sống với truyền thống Việt Nam luôn quan tâm đến người cháu gái của mình thì bé Tâm lại đi theo nền văn hóa phương Tây, nơi mà mỗi người lại có một góc trời riêng để sống.

tinhte-da-co-hoai-lang2.jpg

Bước qua đến giữa phim, bộ phim lại cho người xem dễ thở hơn hẳn khi trở về quá khứ. Lúc này, bộ phim như một mảnh ký ức chắp vá của người già mà ở đó họ nghĩ về thuở ấu thơ khi mà hình ảnh làng quê là đẹp nhất, tráng lệ nhất trong con tim họ, nơi mà họ vui đùa bên lũ bạn và vô tư không lo âu. Từng bước từng bước một, ông Tư dẫn chúng ta nhớ lại những khoảng thời gian đẹp đẽ đó, ruộng đồng mênh mông và những trò chơi “ngu” đã đi vào huyền thoại của bao người như lấy chuồn chuồn cắn rốn để biết bơi.

Tình bạn già keo sơn không bao giờ thay đổi

Ngay giữa nơi đất khách đó, ông Tư chỉ cảm thấy được tình quê hương khi ở bên ông Năm (Chí Tài), 2 con người cùng quê, và ở cùng một khu vực nơi nước lạ. Ông Năm lo lắng về sức khỏe cho ông Tư, giúp đỡ ông Tư làm một cái bàn cúng nhỏ để ông lại có được dịp tâm sự với Út Trong - vợ anh Tư và cũng là người thương của ông Năm thuở còn trẻ.

Image result for dạ cổ hoài lang phim
Anh Năm Triệu cùng đôi vợ chồng Trong Lành

Trôi theo dòng ký ức, chúng ta lại càng mến mộ ông Năm (Chí Tài), sẽ rất hiếm khi có người lại dám từ bỏ người mình yêu để cho cô gái ấy đến với người bạn thân của mình. Cái cảnh Năm Triệu bắt gặp thấy cảnh Út Trong buồn khổ chỉ vì gia đình ông hỏi cưới cô trước mà thực tâm người cô chờ lại là Tư Lành, ông hả hê trước việc phỗng tay trên được ông Tư chỉ vì bản tính ganh đua. Nhưng khi thấy tình cảm thật của hai người, ông đã nói gia đình dừng lại và phải chịu đựng sự tức giận của người cha, tức vì không lấy được người mình yêu nhưng với ông tình bạn vẫn quan trọng hơn hết.

Từ là từ phu tướng - Bảo kiếm sắc phong lên đàng

Như ăn sâu vào trong máu thịt của con người Việt Nam, mỗi khi lời bài hát được cất lên, người xem cảm thấy như nóng lên, cảm xúc không ngừng dâng trào và xúc động. Đạo diễn Quang Dũng thật biết lấy đi nước mắt của khán giá, khi chỉ cần nghe loáng thoáng qua vài câu hát dù rất khó nghe của ông Năm Triệu nhưng lại khiến cho họ cảm thấy nôn nao và thương cảm cho những mảnh đời già trong phim.

Cái kết lại chính là bắt đầu

Gói gọn vở kịch dài trong một bộ phim, có vẻ đạo diễn Quang Dũng hơi vội vàng, cách giải quyết vấn đề dù có thể giống như trong kịch nhưng lại tạo cảm giác hơi hụt hẫng và khó hiểu nếu người xem không theo dõi thật kỹ bộ phim. Đoạn cuối của bộ phim, chúng ta nghẹn ngào trước sự kết thúc của ông Tư nhưng bên cạnh đó là sự bắt đầu khi sự tò mò về quê hương của bé Tâm trỗi dậy và cô trở về Việt Nam và người xem lại được một lần nữa nhìn thấy Quê Hương Việt Nam không phải nằm trong những mảnh ký ức đầy hối tiếc mà là một khung cảnh rực rỡ được tái hiện lại trong trái tim của Tâm.

tinhte-da-co-hoai-lang15.jpg

Nói về diễn viên (Tham khảo tinh tế)

Nổi bật nhất có lẽ là Hoài Linh và Chí Tài. Chắc chắn nếu đây không phải là đất diễn cho Hoài Linh và Chí Tài thì chẳng thể là ai khác. Chưa bàn tới nội dung bộ phim, chỉ bàn đến tiểu sử của hai ông thôi cũng đa thấy quá ư là hợp cho bộ phim. Cùng là những người từng trải ở nước ngoài, cùng là đôi bạn thân - Riêng phần ca hát nhạc dân ca nhạc cổ thì giọng ca của Hoài Linh trong phim này thì cứ gọi là hợp không thể tả. Đó là chưa kể đến các màn tung hứng nhau của cả hai, sự phối hợp tuyệt vời trong diễn xuất, từ nét mặt đầy trầm lo của Hoài Linh đến vẻ mặt lạc quan để trung hòa của anh Tài đến những lúc hai anh đối thoại, song ca, lâu lâu chọc cười nhẹ khán giả.

Image result for cháu gái tư lành dạ cổ hoài lang

Thực sự mà nói thì hai diễn viên chính, dù là những cây đại thụ về hài, nhưng lại là thành công lớn của một bộ phim đầy sâu lắng. Dàn diễn viên phụ thì hoàn thành vô cùng tốt vai trò của họ. Lựa chọn Đình Hiếu để thể hiện vai Năm còn trẻ và Will để thể hiện vai Tư còn trẻ là những lựa chọn tốt, khi hai diễn viên này chỉ cần nhìn vào thôi đã tạo được cảm giác họ đại diện cho gia cảnh, cho tính cách như thế nào và điều này hoàn toàn hợp với phim. Ngoài ra, phim còn ấn tượng bởi sự xuất hiện của các nhân vật phụ khác. Ấn tượng không kém là một cô gái trẻ vào vai cháu Tư Lành với một giọng tiếng anh cực chuẩn, khi pha với tiếng Việt để tạo cảm giác lơ lớ, đúng kiểu người việt sinh ra ở nước ngoài một cách vô cùng tự nhiên. Khuôn mặt nhiều diễn viên phụ không quá điện ảnh mà lại thật thà gần gũi, làm hài lòng người xem. Ngoài ra bộ phim còn có sự góp vai nhỏ của NSƯT Thanh Hoàng - vốn là tác giả gốc của vở kịch. Chỉ trừ một nhân vật nước ngoài, cảm thấy hơi lạc lõng trong mạch phim.

Nhìn chung, bộ phim chưa thể bằng nguyên tác kịch nhưng vẫn là phiên bản chuyển thể thành công, mang lại cho người xem cảm giác khó quên và sự ma mị của bài cải lương Dạ Cổ Hoài  Lang năm xưa. Đây sẽ là bộ phim giành được cảm tình của khán giả ở mọi lứa tuổi trong từng chi tiết được trau chuốt kỹ lưỡng, những khung cảnh thơ mộng, những tình huống vui tươi nhẹ nhàng trộn lẫn với các khoảnh khắc lắng đọng, hoài niệm về một mái nhà xưa của những người con xa xứ lâu năm….

Đi thật xa để trở về
Đi thật xa để trở về
Có một nơi để trở về
Đi, Đi để trở về

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang