Hướng dẫn chọn màn hình chơi game phù hợp với nhu cầu game thủ

Bên cạnh có một máy cấu hình siêu mạnh, một không gian game thoải mái và dàn gear đúng ý mình, màn hình sẽ là yếu tố cải tiến trải nghiệm chơi game của mọi game thủ. Hãy cùng điểm qua một số cách cũng như tiêu chuẩn lựa chọn màn hình gaming tốt nhất cho bạn nhé

Bên cạnh có một máy cấu hình siêu mạnh, một không gian game thoải mái và dàn gear đúng ý mình, màn hình sẽ là yếu tố cải tiến trải nghiệm chơi game của mọi game thủ. Hãy cùng điểm qua một số cách cũng như tiêu chuẩn lựa chọn màn hình gaming tốt nhất cho bạn nhé

Hướng dẫn chọn màn hình chơi game phù hợp với nhu cầu game thủ

Khi đã có cấu hình chơi game và gear vừa ý thì màn hình là thức cần mua tiếp theo để thỏa mãn nhu cầu thị giác của game thủ. Chọn lựa màn hình ra sao để vừa thỏa mãn nhu cầu chơi game mà không làm tài khoản của anh em tuột xuống mức “báo động” đỏ là một câu hỏi hóc búa. Hôm nay hãy cùng lag.vn tìm hiểu một số tiêu chí để chọn chiếc màn hình phù hợp với nhu cầu của mình.

Độ phân giải

Không có lý do gì để mua một màn hình 2K hay 4K khi chiếc card màn hình của bạn là GTX 1050 cả hay sắm một chiếc GTX 1080 Ti để chơi game trên một màn hình Full HD 20 inch. Màn hình phải tùy thuộc vào sức mạnh của VGA trong cỗ máy chiến game của bạn. Chìa khóa để chọn màn hình ở đây là độ phân giải gốc của màn hình. Các độ phân giải phổ biến hiện nay là HD (720p), Full HD (1080p), QHD (1440p - 2K) và UHD (2160p - 4K). Các màn hình rộng theo tỉ lệ 21:9 sẽ nhỉnh hơn đôi chút về độ phân giả nhưng không quá khác biệt về yêu cầu sức mạnh card đồ họa.

Hướng dẫn chọn màn hình chơi game phù hợp với nhu cầu game thủ 2
So sánh độ lớn các độ phân giải phổ biến hiện nay

Kích thước màn hình: Càng lớn càng tốt, nhưng không luôn đúng

Tưởng tượng 2 màn hình có cùng độ phân giả là Full HD nhưng một bên có kích thước khoảng 23-24” và một màn hình 40”. Đập vào mắt của bạn đầu tiên là hình ảnh trên màn hình 40” sẽ mờ và không rõ nét như trên màn hình 24”. Ngược lại, chữ trên một màn hình 4K 24” sẽ vô cùng khó đọc hơn trên một màn hình 4K 40”. Điều đó là do các pixel (điểm ảnh) với mức độ dày đặc trên một diện tích bề mặt nhỏ sẽ “thu nhỏ” ảnh và chữ so với một màn hình diện tích bề mặt rộng rãi.

Hướng dẫn chọn màn hình chơi game phù hợp với nhu cầu game thủ 3

Vì vậy một màn hình “coi được” phải có kích thước phù hợp với độ phân giải gốc cũng như sức mạnh card đồ họa để chạy độ phân giải gốc đó. Không nên chọn màn hình Full HD lớn hơn 27”(trừ màn hình rộng) và nếu lựa chọn 4K thì khác biệt sẽ rõ nhất trên những màn hình từ 32” trở lên. 2K thì tùy cảm nhận của mỗi người.

Công nghệ tấm nền (Panel technology)

Màn hình càng khủng thì giá càng cao bởi vì các tấm nền khác nhau có giá khác nhau và hiển thị trên từng tấm nền cũng khác nhau. Sau đây là một vài công nghệ tấm nền tiêu biểu hiện nay  

Twisted Nematic (TN): Là loại tấm nền rẻ nhất trong các công nghệ hiện nay, TN bảo đảm giá rẻ cho thành phẩm cũng như chất lượng gọi là tạm được khi chơi game ngồi trước màn hình. Khi đổi góc nhìn dễ thấy các màn hình sử dụng tấm nền TN sẽ bị mờ, màu bị biến đổi nặng. Ưu điểm của tấm nền TN là thời gian đáp ứng nhanh và tần số quét cao nên được các game thủ e-sport chọn lựa nhiều.

Vertical Aligment (VA): Góc nhìn rộng hơn TN, màu sắc hiển thị tốt hơn, độ đen chân thực hơn cả tấm nền IPS.

Quantum Dot (QD): Công nghệ của SAMSUNG. Vẫn là tấm nền LCD đèn nền LED nhưng có bộ lọc cho phép màu sắc hiển thị chân thực hơn, dải màu rộng hơn và độ đen màn hình tốt hơn, hiên mới chỉ được tích hợp trên tấm nền VA

In-Plane Switching (IPS): Là tấm nền phổ biến nhất hiện nay trên các màn hình trung và cao cấp. Cung cấp màu sắc chân thực, độ tương phản cao, góc nhìn rộng lên tới 178 độ mà không làm đổi màu hình ảnh. Tuy nhiên độ đen của màn hình không được bằng các tấm nền khác.

Organic Light Emitting Diode (OLED): Là tương lai của tấm nền máy tính chơi game, vài thiết bị di động và TV đã tích hợp từ lâu màn hình OLED (các điện thoại SAMSUNG 4 năm trước). Nhược điểm lớn nhất của tấm nền này là giá khi các TV sử dụng OLED luôn trên mức “nghìn đô”. Tấm nền này không cần đèn LED để thắp sáng mà mỗi pixel tự thắp sáng nhờ công nghệ tích hợp cho phép hiển thị màu đen chân thực nhất. Ngoài ra thời gian đáp ứng của tấm nền OLED cũng nhanh không kém các tấm nền khác.

Tần số quét (refresh rate)

Tần số quét là số lần màn hình quét hình ảnh mỗi giây. Vậy 60 Hz là 60 lần màn hình quét hay làm mới hình ảnh trong một giây. Điều này ảnh hưởng tới sự mượt mà của hình ảnh khi được đưa lên màn hình. Mắt người bình thường có thể nhận thấy sự khác biệt giữa màn hình 75 Hz và 60 Hz rồi. Giữa màn hình 60Hz và màn hình 120 hay 144 thậm chí là 200Hz có sự cách biệt rất lớn.

Hướng dẫn chọn màn hình chơi game phù hợp với nhu cầu game thủ 4

Cảm giác hình ảnh chuyển động mượt mà hơn rất thích hợp cho các game FPS (Bắn súng góc nhìn thứ nhất) hay đua xe vì các game này có chuyển động vật thể rất nhanh hoặc các bạn thấy chóng mặt khi chơi trước màn hình 60Hz. Nên nhớ là cỗ máy chiến game cũng phải đạt mức FPS gần với tốc độ quét của màn hình thì mới thấy được sự khác biệt.

Độ trễ (latency)

Tức tốc độ phản hồi hình ảnh với thao tác. Càng nhỏ càng tốt, ít hơn hoặc bằng 5ms là chơi game đã mượt, 1ms càng tốt

Công nghệ tích hợp

Các hãng sẽ có các công nghệ tích hợp cho màn hình của mình như V-Sync, G-Sync hay Free Sync. Các công nghệ này hỗ trợ cho việc chơi game được chân thật và mượt mà hơn.

Trên đây là một số tiêu chí để chọn lựa màn hình chơi game phù hợp với nhu cầu của game thủ. Chúc anh em chọn được một chiếc màn hình ưng ý để chơi game thoải mái.

Jelly Donuts

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang