5 câu hỏi lớn xung quanh bê bối rò rỉ dữ liệu của 50 triệu người dùng Facebook

Facebook đang phải đối mặt với bê bối rò rỉ dữ liệu nghiêm trọng nhất trong lịch sử tồn tại của mình.

Cambridge Analytica là một công ty được ông Trump thuê đễ hỗ trợ chiến dịch bầu cử Tổng thống năm 2016. Và cuối tuần vừa qua, người ta phát hiện rằng công ty này đã thu thập dữ liệu từ 50 triệu người dùng Facebook vào năm 2015 mà không được sự cho phép của Facebook. Điều này khiến cộng đồng người dùng mạng xã hội lớn nhất thế giới dậy sóng, tạo ra một làn sóng phản ứng công khai với chính sách dữ liệu của Facebook. Cổ phiếu Facebook sụt giảm nghiêm trọng, giá trị thị trường của hãng này giảm tới 60 tỷ USD chỉ trong hai ngày. Facebook cũng lo sợ rằng vụ việc này khiến nhà chức trách thắt chặt quy định về sử dụng dữ liệu người dùng.

Dưới đây là năm câu hỏi lớn xung quanh bê bối này:

Các lãnh đạo của Facebook đang làm gì?

Hai lãnh đạo nổi bật nhất của Facebook là CEO Mark Zuckerbeg và Sheryl Sandberg đều chưa có bất cứ tuyên bố nào về Cambridge Analytica và cũng không có mặt trong buổi hỏi đáp hôm thứ ba vừa rồi với nhân viên nhằm giải thích tình hình cho nội bộ Facebook. Sheryl Sandberg đã gắn bó với Facebook trong cả một thập kỷ vừa qua và là cánh tay phải của Zuckerberg. Chính Sandberg đã gây dựng lên toàn bộ mô hình kinh doanh của Facebook.

 

5 câu hỏi lớn xung quanh bê bối rò rỉ dữ liệu của 50 triệu người dùng Facebook - Ảnh 1.

Chia sẻ về vai trò của Mark Zuckerbeg và Sheryl Sandberg trong vụ bê bối này, phát ngôn viên của Facebook tuyên bố: "Mark, Sheryl và nhóm của họ đang làm việc quên giờ giấc để nắm được toàn bộ sự việc và đưa ra những giải pháp phù hợp. Toàn bộ công ty đều cảm thấy bị xúc phạm khi bị lừa dối. Chúng tôi cam kết duy trì nghiêm ngặt các chính sách của mình để bảo vệ thông tin của người dùng và sẽ thực hiện tất cả những phương án cần thiết để đạt được mục tiêu ấy".

Rõ ràng Mark Zuckerbeg và Sheryl Sandberg vẫn đang tham gia vào quá trình giải quyết bê bối này nhưng chưa có phát biểu công khai nào. Sự vắng mặt của họ có thể được giải thích khi nhìn lại cách Facebook xử lý khủng hoảng sau cuộc bầu cử Tổng thống vào cuối năm 2016. Thời điểm đó, có những cáo buộc cho rằng các nguồn tin Nga đã sử dụng Facebook để lan truyền thông tin sai lệch và gây ra bất ổn chính trị trong các cử tri Mỹ. Để đáp lại, Zuckerberg đã nói thật "điên rồ" khi cho rằng fake news có thể ảnh hưởng tới cuộc bầu cử. Và lần này, có vẻ như bộ phận PR của Facebook đang cố gắng để tránh những "vạ miệng" tương tự trước khi nắm rõ toàn bộ vấn đề.

Facebook có bị FTC điều tra không?

Nguồn tin nội bộ tiết lộ rằng FTC (Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ) sẽ gửi tới Facebook một danh sách các câu hỏi liên quan tới vụ việc Cambridge Analytica. Những câu hỏi này dự kiến sẽ được gửi tới Facebook vào cuối tuần và Erin Egan, giám đốc phụ trách bảo vệ thông tin khách hàng của Facebook, sẽ phải trả lời chúng.

"Chúng tôi cam kết rằng bảo vệ thông tin của người dùng. Nếu nhận được, chúng tôi đánh giá cao có hội được trả lời những câu hỏi của FTC", Rob Sherman, phó giám đốc phụ trách bảo vệ thông tin khách hàng Facebook, chia sẻ.

Năm 2011, FTC yêu cầu Facebook phải ký cam kết rằng sẽ cải thiện các phương thức bảo mật của họ. Và nay, có vẻ như FTC muốn đảm bảo rằng Facebook không vi phạm các điều khoản của cam kết ấy. Nếu như vi phạm, Facebook có thể bị FTC phạt một khoản tiền rất lớn.

Bị FTC phạt có phải là mối quan tâm lớn nhất của Facebook?

Chắc chắn là không. Bị FTC phạt chỉ là khởi đầu mà thôi. Facebook có rất nhiều tiền và hình phạt dù có nặng cũng sẽ chỉ là vấn đề tạm thời.

Điều Facebook lo lắng hơn cả là việc nhà chức trách sẽ thắt chặt các quy định về quyền riêng tư. Toàn bộ hoạt động kinh doanh của Facebook được xây dựng trên việc thu thập rất nhiều thông tin của người dùng và sử dụng chúng để bán quảng cáo hướng mục tiêu một cách hiệu quả. Bất cứ hạn chế nào trong việc thu thập dữ liệu đều là mối đe doạ nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của Facebook.

 

5 câu hỏi lớn xung quanh bê bối rò rỉ dữ liệu của 50 triệu người dùng Facebook - Ảnh 2.

Viễn cảnh ấy có vẻ xa nhưng các cơ quan chức năng đã bắt đầu để ý tới Facebook. Một số nhà lập pháp đã yêu cầu Facebook tới điều trần trước Quốc Hội. Các Tổng chưởng lý của New York và Massachusetts đã công bố một cuộc điều tra chung để xác định vai trò của Facebook trong việc cho phép Cambridge Analyticca thu thập dữ liệu người dùng.

"Tổng chưởng lý Healey và Schneiderman đã đưa ra một số câu hỏi quan trọng. Chúng tôi đánh giá cao sự chú ý của họ tới vấn đề này và đang chuẩn bị có câu trả lời", phát ngôn viên Facebook cho biết.

Tiếp theo sẽ là gì? Hy vọng sẽ có một tuyên bố từ Zuckerberg. Facebook cũng đang chuẩn bị liên lạc với các bên liên quan trên toàn quốc nhằm chia sẻ thêm thông tin với các Tổng chưởng lý, bao gồm cả Healey và Schneiderman.

Người trong cuộc cảm thấy thế nào?

Theo nhân viên đang làm việc và cựu nhân viên Facebook, đây là một vấn đề nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn tới nhân viên Facebook. Facebook đã tổ chức một cuộc họp khẩn với nhân viên vào hôm thứ ba để giải thích vấn đề này và các giám đốc cao cấp đã cố gắng trả lời tất cả các câu hỏi liên quan tới vụ việc.

Giám đốc bảo mật của Facebook, Alex Stamos, có ý định rời Facebook vì không hài lòng về cách Facebook xử lý vấn đề cuối năm 2016. Đây là lần đầu tiên chúng ta thấy nội bộ Facebook bất đồng về cách xử lý fake news.

Liệu sự ra đi của Stamos có phải là dấu hiệu cho thấy sẽ còn nhiều sóng gió nữa sẽ đến với Facebook? Liệu Zuckerberg và các lãnh đạo khác của Facebook có thể thuyến phục nhân viên rằng Facebook đang hoạt động đúng hướng?

Cho đến nay Facebook đã làm những gì?

Vụ bê bối này có diễn biến rất nhanh. Thứ 6 tuần trước, Facebook đã đình chỉ hoạt động tài khoản của Cambridge Analytica và công ty mẹ của nó. Thứ 2 vừa qua, Facebook tuyên bố sẽ tiến hành kiểm tra Cambridge Analytica để xem có còn bất cứ dữ liệu nào của người dùng vẫn chưa được xóa hay không. Facebook đã thuê hẳn một bên thứ ba để tiến hành cuộc kiểm tra tuy nhiên, theo yêu cầu của Văn phòng Ủy viên Thông tin Vương quốc Anh, Cambridge Analytica sẽ tự tiến hành điều tra.

 

5 câu hỏi lớn xung quanh bê bối rò rỉ dữ liệu của 50 triệu người dùng Facebook - Ảnh 3.

Alexander Nix, CEO Cambridge Analytica, rời công ty bằng cửa sau và hôm thứ 3

Sau đó, vào thứ 3, Cambridge Analytica đã đình chỉ CEO của họ sau khi phóng viên giả làm khách hàng đã quay lại được cảnh vị CEO này thảo luận về các phương thức hối lộ và dàn cảnh vu khống, gây mất uy tín cho đối thủ...

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang