Honor of Kings chính thức bị chính phủ Trung Quốc xếp vào những tựa game độc hại

Honor of Kings - Tựa game hàng đầu của Tencent đã chính thức bị gắn mác game độc hại bởi chính phủ Trung Quốc

Mặc dù ngành công nghiệp game của Trung Quốc đang dẫn đầu thế giới với trị giá lên tới 12 tỷ đô song trò chơi điện tử vẫn là một khái niệm khá mới mẻ tại nước này. Các máy chơi game cầm tay thậm chí bị cấm tại một số nước Đông Nam Á tới tận năm 2015. Mặc dù nền thể thao điện tử Trung Quốc đang bùng nổ hết sức mạnh mẽ, chính phủ vẫn đang nỗ lực để hạn chế sự phổ biến chưa từng thấy và không thể kiểm soát của nhiều tựa game di động.

Honor of Kings - Game mobile Top 1 bị chính phủ Trung Quốc gắn mác “độc hại”

Honor of Kings là một trong những game mobile đầu tiên bị chính phủ Trung Quốc “sờ gáy”. Rõ ràng, khi nhìn vào con số 200 triệu người chơi kể từ khi phát hành năm 2015, đóng góp tới 40% doanh thu từ trò chơi di động của Tencent, Honor of Kings chắc chắn khó có thể thoát khỏi cảnh “cây cao đón gió”. Trò chơi gần như là lá cờ đầu trong việc góp phần thúc đẩy tệ nạn "nghiện game" của giới trẻ lứa tuổi vị thành niên tại Trung Quốc những năm gần đây.

Honor of Kings - Game mobile Top 1 bị chính phủ Trung Quốc gắn mác “độc hại”

Trước những phản ánh gay gắt của báo chí cũng như các bậc phụ huynh, mới đây Tencent đã có những hành động đầu tiên trong việc hạn chế giờ chơi của các game thủ. Theo đó, dựa trên thông tin đăng kí xác thực của người chơi Honor of Kings, những game thủ dưới 12 tuổi sẽ chỉ được chơi game 1 tiếng mỗi ngày và cấm truy cập sau 9 giờ tối, trong khi game thủ từ 12-18 tuổi bị giới hạn 2 giờ chơi mỗi ngày. Tuy nhiên, biện pháp này của Tencent nhanh chóng bị vô hiệu hóa bởi người chơi đơn giản chỉ cần mua nhận dạng trực tuyến giả mạo, họ sẽ lại có thể chơi game bất cứ khi nào mình muốn.

Honor of Kings - Game mobile Top 1 bị chính phủ Trung Quốc gắn mác “độc hại”

Sự thiếu kiểm soát, hay nói đúng hơn là không thể kiểm soát của Trung Quốc trước các trò chơi điện tử chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều cơn sốt khác tương tự như Honor of Kings. Nỗ lực ngăn chặn sau khi các tựa game này đã trở nên phổ biến rõ ràng không phải một biện pháp khôn ngoan khi mà tâm lý con người luôn “càng cấm càng chơi”. Bên cạnh đó, nếu sử dụng các biện pháp quá nghiêm khắc, lợi nhuận của các công ty kinh doanh trò chơi như Tencent sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Honor of Kings - Game mobile Top 1 bị chính phủ Trung Quốc gắn mác “độc hại”

Với doanh thu 883 triệu đô la được báo cáo trong quý đầu tiên dành riêng cho Honor of Kings, việc gắn nhãn “độc hại” cũng như chỉ trích “lan truyền ảnh hưởng tiêu cực” của chính phủ Trung Quốc chắc chắn sẽ vấp phải những phản ứng gay gắt từ các cổ đông của công ty Tencent. Bên cạnh đó, các biện pháp kìm kẹp này rất có thể sẽ càng thúc đẩy các công ty Trung Quốc nỗ lực “mở đường máu” sang thị trường các nước khác, đặc biệt là các nước phương Tây.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang