Hướng dẫn lựa chọn bo mạch chủ cho CPU Intel Coffee Lake (cuối 2018) Z370 vs Z390

Thế hệ CPU Intel Coffee Lake cuối cùng đã xuất hiện, có thể là những CPU cuối cùng của Intel trước khi chuyển quan tiến trình 7nm chăng? Dù sao đi nữa số lượng CPU Coffee Lake hiện nay không phải ít và dễ khiến anh em điên đầu trong việc lựa chọn bo mạch chủ sao cho phù hợp. Đừng lo, hướng dẫn sau đây sẽ làm điều đó giúp bạn.

CPU Coffee Lake hiện nay gồm 2 đời CPU với 2 đầu số riêng biệt, có thể xem là 2 "thế hệ" khác nhau dù không có quá nhiều khác biệt cho lắm. Tất cả các CPU Coffee Lake của Intel đều sẽ sử dụng và chỉ sử dụng được trên Mainboard socket LGA 1151 v2 mà thôi (Một số trường hợp rất hiếm mới có thể sử dụng trên các mainboard socket 1151 v1 được). Sự khác biệt trên cấu trúc đó giúp các CPU phổ thông của Intel sở hữu nhiều nhân nhiều luồng hơn (tối đa 8 nhân 16 luồng), điều trước nay chỉ hiện diện trên những nền tảng cao cấp HEDT hoặc của đối thủ AMD. 

Chipset đầu tiên của thế hệ Coffee Lake được ra mắt vào tháng 10/2017 là Z370 dành cho các bo mạch chủ cao cấp với khả năng ép xung CPU. Các CPU thế hệ trước cùng socket không thể dùng được trên các bo mạch chủ mới này. Chưa kể việc cạnh tranh với các CPU Ryzen của AMD khiến Intel phải ra mắt sớm Coffee Lake nên chỉ có các bo mạch chủ chipset Z370 ra mắt thị trường. Phải đến gần nửa năm sau thì Intel mới chịu tung ra các chipset giá bình dân hơn cho người dùng như H370, B360 và H310. Hiện tại thì Intel đã tung con bài "trùm cuối" của mình là Z390 với nhiều tính năng hơn Z370 vào tháng 10/2018.

Các tính năng nâng cấp của Coffee Lake so với Kaby Lake:

  • Tăng số lượng nhân xử lý từ 4 lên 6 ở các CPU Core i5 và i7, Core i3 giờ có 4 nhân.
  • Tăng lượng cache L3 tùy theo số lượng nhân.
  • Tăng xung nhịp boost turbo trên các CPU Core i5 và i7, tối đa 200 MHz.
  • Tăng xung nhịp iGPU (nhân đồ họa tích hợp) lên 50 MHz.
  • Hỗ trợ RAM DDR4 xung nhịp 2666 MHz cho Core i5 và i7, 2400 cho i3.
  • Dùng socket LGA 1151 v2, không tương thích ngược với các thế hệ trước.

Chi tiết hơn về việc hỗ trợ các công nghệ mới của các CPU Coffee Lake các bạn có thể tham khảo hình bên dưới:

Cơ bản giờ đây bạn sẽ có tổng cộng 5 chipset để sử dụng cho những CPU Coffee Lake xếp từ giá rẻ đến cao cấp và nhiều tính năng hơn bao gồm: 

  • H310: Dòng mainboard sử dụng chipset cơ bản nhất dành cho những bo mạch chủ giá rẻ với nhu cầu cơ bản nhất. Thường chỉ có 2 khe RAM DDR4 với xung nhịp cơ bản và không hỗ trợ ép xung.
  • B360: Dòng mainboard bình dân nhất, hỗ trợ tương đối nhưng thiếu các tính năng cao cấp như NV Link, ép xung và ít làn PCIe hơn.
  • H370: Dòng mainboard cao cấp, có đầy đủ những tính năng mà Z370 có nhưng không ép xung được.
  • Z370: Dòng mainboard cao cấp với đầy đủ tính năng như ép xung cho các CPU có hậu tố K.
  • Z390: Phiên bản cải tiến của Z370 với hỗ trợ chip wifi Intel CNVi và tối đa 6 cổng USB 3.1 (Gen 2/ Gen 1)

Nếu để ý kỹ, các bạn sẽ nhận ra rằng cách đặt tên cho chipset dòng B của Intel đã thay đổi thay vì theo thứ tự B150, B250 rồi đến B350 trên Coffee Lake, Intel đã chọn B360. Lý do cho việc thay đổi này là để tránh những nhầm lẫn không đáng có cho người dùng vì AMD cũng có dòng chipset B350 cho các bo mạch chủ tầm trung của mình. Còn lại thì không có gì nhiều thay đổi về cách đặt tên cho các CPU và chipset phổ thông của Intel cả. Rất có thể trong tương lai Intel sẽ ra mắt thêm một số chipset khác nữa để đáp ứng nhu cầu thị trường.


Cao cấp nhất với nhiều tính năng nhất là Z390, khỏi cần dây mạng vẫn xài được nhé!


Bo mạch chủ sử dụng chipset Z370.


Bo mạch chủ sử dụng chipset H370.


Bo mạch chủ sử dụng chipset B360.


Bo mạch chủ sử dụng chipset H310.

Sở dĩ có điều này chính vì đã có một số báo cáo cho thấy hiệu năng của chip Intel đầu 9, cụ thể là Core i9 9900K có hiệu năng thấp hơn khi chạy trên các bo mạch chủ Z370 thay vì Z390 được ra mắt cùng thời điểm. Chính vì thế nếu có ý định sắm Core i9 9900K thì hãy mạnh dạn đá cặp cùng Z390 luôn để bảo toàn hiệu năng tối đa. CÁc CPU đầu 9 khác có thể đợi chipset mới hoặc sử dụng chipset từ Z370 trở xuống nếu không yêu cầu tối đa hiệu năng.

Còn lại tùy vào nhu cầu sử dụng của mình và CPU Coffee Lake bạn sẽ có được sự lựa chọn bo mạch chủ Coffee Lake phù hợp với mình nhất. Muốn ép xung? Mua các CPU dòng K và lựa chọn Z370 ngay và liền. Muốn SLI hay nhiều làn PCI cho các thiết bị khác nhưng không có nhu cầu ép xung? H370 sẽ là sự lựa chọn không tồi. Không có nhiều kinh phí và muốn mua bo mạch chủ đủ tính năng cần thiết cho một người dùng cơ bản, B360 là dành cho bạn. Nhu cầu cơ bản nhất để sử dụng các CPU Coffee Lake, dùng 1 hoặc không cần card đồ họa, lượng RAM và lưu trữ hạn chế cùng mức giá cực rẻ thì chỉ còn H310 cho bạn mà thôi.

Chúc các bạn có được lựa chọn phù hợp với bản thân nhất nhé!

Jelly Donuts

Nguồn: elab.vn

Bài cùng chuyên mục