Giới trẻ trầm cảm, không hạnh phúc, tiêu cực có liên quan mật thiết tới độ tuổi và thời gian sử dụng smartphone
Bạn có nghiện smartphone không?
Thật khó để có thể nói chính xác kỉ nguyên smartphone bắt đầu khi nào. Một số người cho rằng nó bắt đầu kể từ khi Steve Job và các đồng sáng lập Apple chính thức cho ra mắt thế hệ iPhone đầu tiên vào 9/1/2007. Tuy nhiên hãy nhớ rằng smartphone thực tế đã xuất hiện trước đó, trước khi những chiếc iPhone bắt đầu ăn sâu vào tiềm thức của người dùng.
Một số ý kiến khác thì cho rằng kỉ nguyên này chỉ mới bắt đầu vào 10/7/2008 khi Apple giới thiệu kho ứng dụng Appstore với rất nhiều nội dung đa dạng. Với sự xuất hiện của Appstore, người dùng sẽ có thể thực hiện các giao dịch nhanh chóng cũng như tập trung vào những gì họ muốn điện thoại của họ làm.
Với sự phát triển mạnh mẽ của smartphone, các tài xế lái xe giờ đây có thể dễ dàng đi từ điểm A đến điểm B mà không bị lạc. Smartphone cũng trở thành một công cụ thông báo tuyệt vời với khả năng nhắc người dùng uống thuốc đúng giờ. hay không làm lỡ bất kì cuộc họp nào trong công việc.
Tuy nhiên mọi thứ đều có 2 mặt tích cực và tiêu cực và với kỉ nguyên smartphone cũng không ngoại lệ. Theo một báo cáo của tờ The Atlantic, giới trẻ phát triển trong kỉ nguyên smartphone có khả năng dễ bị kích động dẫn đến hiện tượng trầm cảm và cuối cùng là dẫn tới tự tử.
Tác giả của báo cáo này- bà Jean M.Twenge đã tạo ra một nhóm có tên là iGen. Nhóm này bao gồm những bạn trẻ được sinh ra từ năm 1995 đến 2012. Đây là những đối tượng chưa bao giờ sống xa rời kết nối Internet. Theo Twenge, họ rõ ràng đang chịu sự ảnh hưởng nặng nề từ smatphone.
Một phần của vấn đề là nhóm iGen kết nối với bạn bè và đồng nghiệp của họ bằng thiết bị kỹ thuật số. Càng sử dụng điện thoại thông minh, càng có nhiều người trong nhóm iGen bắt đầu cảm thấy khó chịu hơn với sự tiếp xúc thực sự của con người.
Một cô gái mới chỉ 13 tuổi nhưng đã sở hữu một chiếc iPhone kể từ năm cô 11 tuổi. Cô bé chia sẻ:"Chúng cháu không còn cách nào khác. Nếu không có iPhone hay iPad, chúng cháu sẽ không thể biết gì về cuộc sống ở bên ngoài. Cháu nghĩ rằng cháu thích điện thoại hơn là những người ngoài kia.” Và đó có thể là sự trớ trêu của thời kỳ điện tử này.
Tạp chí cũng trích dẫn một vài thống kế thú vị. Những người dành ít thời gian cho mạng xã hội sẽ hạnh phúc gấp 56 lần những học sinh lớp tám dành 10 tiếng hoặc thậm chí nhiều hơn. Những đối tượng dành từ 6-9 tiếng trong một tuần cho mạng xã hội có 47% không cảm thấy sự hạnh phúc so với những người dùng ít.
Vì vậy, đối với những đối tượng nằm trong nhóm iGen, hãy luôn ghi nhớ điều này trong đầu: "Càng dành nhiều thời gian cho màn hình điện thoại, sẽ càng nhiều khả năng họ có các triệu chứng trầm cảm." Đây là một điều quan trọng mà bất cứ ai, đặc biệt các bậc cha mẹ cần nắm rõ và hành động trước khi xảy ra những sự cố đáng tiếc.
Tham khảo PhoneArena
Bài cùng chuyên mục