Review phim Khách sạn Mumbai: Thảm sát kinh hoàng - Nỗi ám ảnh của khủng bố trên từng thước phim
Dựa theo một sự kiện kinh hoàng có thật tại Ấn Độ, Hotel Mumbai (Khách Sạn Mumbai: Thảm Sát Kinh Hoàng) đã thành công vang dội trên khắp thế giới với phong cách phim chân thật, gần sát với sự hỗn loạn và rùng rợn mà khủng bố gây lại với những người dân vô tội.
Được đánh giá rất tích cực ở cả phía nhà phê bình lẫn người xem thực tế, bộ phim Hotel Mumbai (Khách Sạn Mumbai: Thảm Sát Kinh Hoàng) đã diễn tả lại thành công đúng như cái tên của bộ phim - Sự kinh hoàng của khủng bố ở bất cứ hình thức nào, bất cứ tầng lớp và bất kì con người nào trên thế giới. Từ phía những người dân sinh sống và làm việc, những khách du lịch lạ lẫm, phía cảnh sát bàng hoàng bất ngờ hay bọn khủng bố khát máu, tất cả đều được giữ lại một cách thực tế nhất theo từng diễn biến mà không hề ngần ngại việc bị đánh giá bạo lực cao từ giới truyền thông.
Bộ phim dựa theo sự kiện có thật
Để làm rõ tính chân thật của Hotel Mumbai, đạo diễn Anthony Maras đã lựa chọn sự kiện khủng bố lịch sử tại Mumbai, Ấn Độ vào 10 năm trước.và cũng là phần chuyển thể của phim tài liệu Surviving Mumbai vào năm 2009. Cuộc khủng bố kéo dài tận 3 ngày từ 26 - 29/11/2018, khiến 173 người chết và khiến 308 người bị thương. Bối cảnh phim được diễn ra trong khách sạn hạng sang Taj Mahal Palace, nơi chứng kiến những phút giây sinh tử nghẹt thở của gần 2.000 du khách và nhân viên phục vụ dưới họng súng của bọn khủng bố khát máu.
Theo tài liệu ghi lại, nhóm khủng bố đã đến Mumbai bằng đường thủy thô sơ. Tại bờ biển gần khách sạn Taj Mahal Palace, người ta tìm thấy nhiều xuồng cao su bơm hơi bỏ lại trong đó một xuồng vẫn còn chứa chất nổ. Đến tối, chúng bắt đầu hành động. Hơn 20 tay súng được chia đều tại bảy địa điểm đông khách du lịch nhất trải dài khắp thành phố Mumbai như nhà ga, sân bay, nhà hàng, khách sạn để thực hiện xả súng và ném bom đồng loạt. Chính quyền Mumbai gần như không trở tay kịp bởi họ không nhận được tin tức tình báo nào chứng tỏ rằng có thể sẽ xảy ra một hành động phối hợp quy mô lớn như vậy.
Cuộc giằng co giữa cảnh sát và nhóm khủng bố diễn ra suốt đêm 26/11 đến rạng sáng 27/11, và dù đã hết bom để ném thị uy nhưng bọn chúng vẫn cố thủ trong những khách sạn lớn và giữ lại một số khách ngoại quốc làm con tin. Lính biệt kích Ấn Độ đã phải xông vào nơi bắt giữ con tin và đấu súng trực tiếp với bọn khủng bố để giải cứu những người dân vô tội. Con số thương vong ở cả hai phe chiến đấu rơi vào khoảng gần 25 người, trong đó có Hemant Karkare, chỉ huy trưởng lực lượng cảnh sát đặc biệt chống khủng bố ở Mumbai.
Nội dung chân thật, tàn bạo nhưng sâu sắc
Hotel Mumbai dù không nhắc nhiều đến vai trò phân biệt giai cấp, chủng tộc hay tôn giáo giữa nhân viên phục vụ khách sạn và khách du lịch, tuy nhiên vẫn có ẩn ý rất lớn từ đầu phim và gần như xuyên suốt bộ phim, đó là "Guest is God" - Khách hàng là thượng đế. Nhưng trong tình huống hiểm nghèo khi mạng sống của mọi người đều trên bờ vực thì ai cũng sẽ như ai, dù ở bất kì tình huống nào đi nữa.
Một điều nổi bật của phim là dùng chính những cảnh quay tin tức của chính sự kiện đặc biệt để lồng vào phim, tạo một hiện thực đến đáng sợ khi chúng ta không rõ được đâu là phim và đâu là cảnh thực trong lịch sử. Ngoài ra, sự tàn bạo trong các pha xả súng vô tình cũng khiến bộ phim thêm đáng sợ. Dù các bộ phim hành động đã khiến người xem quen thuộc với việc súng ống xuất hiện, tuy nhiên những góc quay trong Hotel Mumbai sẽ đem lại cho bạn một nỗi sợ thật sự như đang xem phim tài liệu thật vậy.
Đặc biệt nhất, bộ phim không hề nhượng bộ về việc khách du lịch da trắng luôn sống sót an toàn hay được đặc cấp ưu tiên như những phim khủng bố được đặt tại nước ngoài của những hãng phim Mỹ (khi khách du lịch đều được bảo vệ tuyệt đối hay chỉ bắt làm con tin). Hotel Mumbai để nguyên bản tất cả như thật, dù là chủ đề rất dễ gây tranh cãi trước giới truyền thông, tuy nhiên là điều táo bạo và cần thiết cho một bộ phim sát với thực tế như thế này.
Điểm cuốn hút của bộ phim chính là ở khả năng tạo căng thẳng giữa người sống sót, cảnh sát và bọn khủng bố. Mỗi người dân đều có thứ để mất, ban cảnh sát lực bất tòng tâm và cố gắng làm tất cả những gì có thể qua khu CCTV nhỏ bé, trốn tránh bọn khủng bố đang đi lùng bắt từng căn phòng một. Những đợt đối đầu giữa nhân viên với lý tưởng "Guest is God" hay sự an toàn của bản thân?
Dàn diễn viên gạo cội truyền tải xuất sắc
Một phần thành công của Hotel Mumbai cũng nằm ở dàn diễn viên dày dặn kinh nghiệm như Dev Patel (Jamal - Triệu phú khu ổ chuột), Armie Hammer (Call Me by Your Name), Nazanin Boniadi (Homeland) và Jason Isaacs (Harry Potter)...
Những diễn viên hoàn toàn làm đúng vai trò và vị trí của mình trong phim, không một ai thật sự gọi là dư thừa hay gì cả. Ngoài ra, đạo diễn cũng cho phía khủng bố có thêm nhiều tiếng nói hơn nhằm "nhân tính hóa" và mang lại cái nhìn đa chiều hơn về cả hai phía, thay vì chỉ là những bọn khủng bố không tên tuổi hay nội dung gì thêm.
Dù có những sai sót nhỏ không đáng chú ý về mạch phim hay kết quả không đáng có của một số nhân vật, đây cũng là một hiện thực mà ai cũng phải đối mặt trước những trận khủng bố này. Hotel Mumbai đã hoàn toàn thành công trong việc nắm bắt điểm hay và hiện thực đầy súng ống của cả hơn 10 năm sau 2008 - 2019, và thật sự xứng đáng để xem qua và cùng trải nghiệm nỗi sợ tột độ của những người sống sót qua thảm họa này.
But despite these tonal issues, Hotel Mumbai is an excellent, white-knuckle thriller – and an unlikely crowd-pleaser.
Bài cùng chuyên mục