Cựu Giám Đốc Activision Bobby Kotick Cân Nhắc Mua Lại TikTok

Quân Kít

Việc Kotick cân nhắc mua lại TikTok có thể mang đến một giải pháp cho tương lai của mạng xã hội này tại Mỹ. Tuy nhiên, thương vụ này vẫn còn nhiều rào cản và cần được theo dõi sát sao

Trong bối cảnh TikTok đang bị chính phủ Mỹ gây "khó dễ", thì mới đây cựu Giám đốc điều hành Activision, Bobby Kotick, được cho là đang cân nhắc mua lại nền tảng mạng xã hội này.

Ý tưởng này được Kotick đề cập tại một bữa tối tại hội nghị Allen đầu tuần này với sự tham gia của CEO OpenAI Sam Altman.

Kotick rời Activision vào cuối tháng 12 sau hơn 30 năm làm việc, khi thương vụ sáp nhập với Microsoft được chấp thuận và trải qua giai đoạn đầy biến động liên quan đến vụ kiện phân biệt đối xử. Việc sa thải đã giúp ông nhận được một khoản tiền trợ cấp từ Activision, tuy nhiên số tiền đó không đủ để mua toàn bộ TikTok, vì vậy có thể ông sẽ cần hỗ trợ đầu tư.

Động thái của Kotick đưa ra sau khi một đạo luật được đề xuất bỏ phiếu bằng tuần trước tại Hạ viện, yêu cầu TikTok phải bán lại cho Mỹ nếu không muốn bị cấm trên các kho ứng dụng tại quốc gia này. Dự luật, được đặt tên là "Đạo luật bảo vệ người Mỹ khỏi các ứng dụng do nước ngoài kiểm soát", sẽ cấm các trang web và ứng dụng thuộc sở hữu của ByteDance và cũng trao cho tổng thống quyền cấm các ứng dụng khác trong tương lai nếu các ứng dụng đó gây ra "rủi ro an ninh quốc gia".

Các nhà lập pháp lo ngại rằng ByteDance có thể chia sẻ dữ liệu về người dùng của mình với chính phủ Trung Quốc hoặc sử dụng nền tảng này để gây hại cho chính trị của Mỹ.

Dự luật đã được Ủy ban Năng lượng và Thương mại Hạ viện thông qua trong tuần này với tỷ lệ nhất trí, 50-0. Trong khi việc thảo luận về việc cấm ứng dụng đã được lưu hành trong nhiều năm, dự luật này đã khiến ByteDance bất ngờ.

Dự luật sẽ được đưa ra toàn thể Hạ viện để bỏ phiếu vào thứ Tư và sẽ được chuyển sang Thượng viện nếu được thông qua. sau khi được hoàn tất, ByteDance sẽ được yêu cầu thoái vốn khỏi TikTok hoặc cấm nền tảng này khỏi các dịch vụ lưu trữ web và cửa hàng ứng dụng ở Mỹ trong vòng năm tháng.

 

Bài cùng chuyên mục