Điện thoại bị nóng khi sạc: Hãy làm theo những điều sau nếu không muốn điện thoại phát nổ
Điện thoại nóng khi sạc là chuyện rất bình thường nhưng khi nóng lên quá mức thì việc này có thể gây hại đến không chỉ thiết bị mà còn cả sức khỏe của người sử dụng nữa. Nếu đang sạc điện thoại mà bị nóng quá mức thì hãy nhanh chóng làm theo những điều sau nếu không muốn điện thoại phát nổ nhé.
Điện thoại nóng lên khi sạc là chuyện rất bình thường nhưng khi nóng lên quá mức thì việc này có thể gây hại đến không chỉ thiết bị mà còn cả sức khỏe của người sử dụng nữa. Đây là tác dụng phụ của quá trình sạc (xử lý, phát sáng, sạc, xả) và sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu bạn đang dùng cục sạc kèm theo máy cũng như viên pin zin không quá cũ. Tuy nhiên có đôi lúc điện thoại nóng khi sạc một cách bất thường và có thể ảnh hưởng cả thiết bị và an toàn của người sử dụng nữa. Bạn cần phải làm gì trong tình huống này? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để biết cách xử lý trường hợp điện thoại nóng lên một cách bất thường khi sạc nhé!
1. Nguyên nhân
Khi nguồn điện được đưa vào pin để sạc thì trở kháng sẽ tạo ra nhiệt lượng. Trở kháng này đa dạng, tùy thuộc và từng phương thức sạc, từng smartphone và cả điều kiện môi trường bên ngoài. Trở kháng càng cao thì nhiệt lượng tỏa ra càng lớn, đặc biệt là khi bạn sử dụng những phương pháp sạc nhanh.
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng điện thoại nóng khi sạc: Tín hiệu kém (có thể là sóng chờ hojawcj sóng 4G kém), dùng điện thoại ở cường độ cao (chạy các ứng dụng nặng, xem video, chơi game) và sạc pin điện thoại. Một số cách có thể tạm thời khắc phục là ngưng dùng 4G, không chơi game nặng, ứng dụng nặng, video hoặc tắt các ứng dụng chạy nền. Nhưng còn sạc thì sao? Đây là một việc không thể tránh được mà. Bạn phải làm gì khi điện thoại bị nóng lên khi sạc?
2. Tránh sạc nhanh
Sạc nhanh cũng là một nguyên nhân khiến điện thoại bị nóng khi sạc. Nguồn: Lag.vn.
Trừ khi bạn sử dụng các công nghệ sạc nhanh đặc biệt của Huawei, Oppo, Vivo, OnePlus (Khi sạc bằng những công nghệ này củ sạc sẽ nóng thay vì nóng máy) thì hãy cẩn thận với các phương thức sạc nhanh khác vì chắc chắn chúng sẽ gây nóng máy kể cả khi bạn không sử dụng. Công nghệ sạc nhanh bình thường, kể cả Quick Charge 3.0 hoặc tương tự đều sẽ gây ra một lượng nhiệt khá cao bên trong pin và điện thoại sẽ nóng lên là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt điều này thường xuất hiện ở các thiết bị cũ nhưng sử dụng phương thức sạc không tương thích hoặc sạc điện thoại yêu cầu dòng điện không cao bằng các củ sạc công suất lớn.
Để tránh điều này xảy ra hãy sử dụng các củ sạc chất lượng, đi kèm máy càng tốt. Nếu củ đi kèm máy sạc nhanh và gây nóng hãy chọn củ sạc có công suất nhỏ hơn, sạc sẽ lâu hơn nhưng bù lại thiết bị sẽ mát hơn. Nếu bạn muốn sạc nhanh thì hãy có một môi trường mát mẻ để sạc, không ẩm ướt và tốt nhất không sử dụng smartphone khi sạc nhanh, đặc biệt là chơi game hay xem video, các hoạt động ở cường độ cao khác để bảo đảm an toàn cho bản thân nhé!
3. Kiểm tra cổng sạc
Cách này dễ nhận biết nhất vì khi rờ vào phần bên dưới gần cổng sạc bạn sẽ thấy nóng hơn các phần còn lại. Điều này cho thấy cổng sạc hoặc có thể là dây sạc của bạn đã hư hỏng và cần được thay thế. Nhớ dùng hàng chất lượng nhé.
4. Ngắt sạc ngay lập tức
Ngắt sạc ngay lập tức khi điện thoại bị nóng khi sạc để đảm bảo an toàn cho thiết bị và người dùng. Nguồn: Lag.vn.
Một khi bạn phát hiện ra điện thoại của mình nóng khi sạc thì ngay lập tức hãy cách ly nó với nguồn điện. Có thể bạn cần rút sạc ra hoặc triệt để hơn là ngắt nguồn từ đầu, rút sạc ra khỏi ổ điện chẳng hạn. Sau khi đã ngắt nguồn hãy đóng ngay các ứng dụng đang mở và chờ đợi cho thiết bị nguội lại rồi mới bắt đầu quá trình sạc lại. nếu vẫn tiếp tục bị hãy đem ra trung tâm bảo hành để được tư vấn, sửa chữa nhé!
4. Kiểm tra bên ngoài máy
Đơn giản hơn bạn có thể kiểm tra sơ bộ xung quanh máy xem đâu là nguyên nhân. Ví dụ khi sạc không dây thì không nên có bất kỳ vật cản nào giữa sạc và thân máy nếu không thiết bị sẽ nóng lên. Tiếp theo hãy nhìn sơ xem máy có bị va đập, pin có bị biến dạng hay bất kỳ điều bất thường gì bên trong và ngoài thân máy. Nếu không có thì tốt, nếu có hãy ngưng sạc và đem đến trung tâm bảo hành để được tư vấn và sửa chữa.
5. Tháo ốp, bao da, dán lưng
Dán lưng, ốp lưng và bao dao cũng là một nguyên nhân khiến điện thoại nóng khi sạc vì thoát nhiệt không đủ. Nguồn: Lag.vn.
Việc bảo vệ điện thoại khỏi các tác động bên ngoài như va đập, chà xát bằng bao da, ốp lưng hay dán lưng là điều cần thiết khi sử dụng điện thoại hiện nay. Tuy nhiên bạn có biết đây cũng là một trong những nguyên nhân cản trở quá trình thoát nhiệt của điện thoại và gây nên tình trạng điện thoại nóng khi sạc hay không? Có thể bạn dùng opsp hay dán lưng, bao da quá dày, gây khó khăn cho quá trình tản nhiệt. Cân nhắc gỡ bỏ chúng ra khỏi điện thoại khi sạc để hạn chế tình trạng quá nhiệt bạn nhé.
Chúc các bạn thành công.
Jelly Donuts
Bài cùng chuyên mục