Năm 1990 Nintendo tổ chức một giải đấu game tại Los Angeles, California, và kết quả thi đấu của người chơi được tính theo tổng điểm của 3 tựa game khác nhau: “Super Mario Bros.”, “Rad Racer” và “Tetris”.
Bạn đang sở hữu một bản sưu tập của “Majora’s Mask” trên Nintendo 64? Bình thường thôi. Hay bạn lại chuẩn bị khoe rằng bản “Shenmue” trên Dreamcast của mình là phiên bản giới hạn? Chẳng có gì đáng để tự hào đâu.
Những gì bạn sắp được thấy sau đây là những tựa game hiếm có và giá trị nhất trong lịch sử, từ những game được bán qua quảng cáo trên tạp chí, tới những game đã hoàn tất phát triển nhưng chưa bao giờ được phát hành. Nếu bạn đang có trong tay bất cứ cái tên nào trong danh sách 20video game sau đây, hãy nhớ giữ gìn nó như một báu vật (hoặc bán nó đi và kiếm được khối tiền đấy).
1. Gamma Attack
Bản thử nghiệm gốc duy nhất còn tồn tại của tựa game “Gammation” bởi hãng sản xuất có cùng tên gọi. Nó được sở hữu bởi Anthony Denardo, và anh ta đã từng rao bán nó trên eBay với giá 500,000 USD. Tuy nhiên, bởi “Gammation” chưa bao giờ được phát hành nên không ai biết được giá trị thực của nó. Có lẽ đơn giản là bản độc nhất trên thế giới nên người sở hữu mới đội giá nó “lên trời” như vậy. Nhưng khả năng cao là sẽ không ai đủ điên để mua nó đâu!
2. Air Raid
Được phát triển bởi MenAvision (nghe như là phiên bản “nam tính” hơn của Activision), “Air Raid” chỉ được sản xuất giới hạn với 12 bản copy tồn tại trên đời. Trong đó sản phẩm hoàn thiện duy nhất (còn đóng hộp đầy đủ) đã được bán với giá 31,600 USD. Giá trị cao như vậy, nên người chủ phải “giữ gìn” nó trong … lớp bụi dưới tầng hầm suốt 20 năm qua. Kiểm tra gác xép nhà bạn đi, biết đâu lại bỏ quên cả một báu vật ở trên đó không chừng.
3. Birthday Mania
Đây là một tựa game “dị” thực sự. “Birthday Mania” chỉ được bán qua quảng cáo trên tạp chí và bạn phải đặt hàng đặc biệt tới công ty Personal Games. Trò chơi này bao gồm cả tính năng … thổi nến sinh nhật. Không có gì đáng ngạc nhiên khi nó không được thành công cho lắm và chỉ có hai người sở hữu tựa game này, và chỉ có một người duy nhất xác nhận điều đó. Anh ta từng được đề nghị bán lại nó với giá 6,500 USD, nhưng đã từ chối, có lẽ vì đây là “kỉ vật” chăng?
4. The Music Machine
Tựa game “nhỏ xinh” này chỉ được bán trong hiệu sách Thiên Chúa Giáo. Không hiểu ai nghĩ ra ý tưởng này được nhỉ? Rõ ràng là nó không thể bán chạy, đặc biệt là với lối chơi na ná “Kaboom”, nhưng lại cực kỳ đâm chất … tôn giáo. Song phiên bản hạn chế của tựa game này vẫn được cho là có giá tới 6,000 USD. Tiếc là ở Việt Nam không có hiệu sách Thiên Chúa Giáo nào để chúng ta ngó qua nhỉ.
5. Nintendo World Championships
Cái tên được cho là “Chén Thánh” của video game. Năm 1990, Nintendotổ chức một giải đấu game tại Los Angeles, California, và kết quả thi đấu của người chơi được tính theo tổng điểm của 3 tựa game khác nhau: “Super Mario Bros.”, “Rad Racer” và “Tetris”. Những người chơi vào tới vòng chung kết được tặng một băng game làm vật lưu niệm. Trong 116 chiếc được sản xuất có 90 chiếc màu xám, 26 chiếc màu vàng. Nếu bạn đang sở hữu một trong số chúng thì có thể bán lại với giá 20,000 USD một chiếc màu vàng. Một chiếc băng màu xám cũng đã được bán lại trên eBay với giá 8,000 USD, nhưng số còn lại vẫn chưa thấy xuất hiện ở đâu cả.
6. Stadium Events
Đây là tựa game được cấp phép chính thức hiếm nhất dành cho hệ máy NES. Sau nay, Nintendo đã tái chế nó lại thành “World Class Track Meet” (một cái tên không được hay cho lắm). Chỉ có 2,000 bản copy được các nhà bán lẻ mua lại, và chỉ khoảng 200 bản tới được tay người tiêu dùng. Số còn lại đã bị thu hồi và tiêu hủy. Tới nay, chỉ có 20 bản copy của “Stadium Events” xuất hiện, trong đó có đúng 2 bản còn nguyên vẹn cả bộ. Một trong số đó đã được nhà bán lẻ online JJ Games mua với giá 41,300 USD. Một bản đóng hộp đã sử dụng khác được bán lại với giá 13,000 USD trên eBay.
7. Campus Challenge
Lại một món đồ lưu niệm khác từ Nintendo. Năm 1991 – 92, Nintendo đã tổ chức nhiều cuộc thi game tại khuôn viên của 60 trường Đại học tại Mỹ. Bộ 3 thử thách lần này là “Super Mario Bros. 3”, “PinBot”, và “Dr. Mario”. Chỉ có 1 bản copy duy nhất của “Campus Challenge” còn tồn tại, còn hầu hết số còn lại đã bị tiêu hủy sau khi cuộc thi kết thúc. Giờ đây nó thuộc quyền sở hữu của Jason Wilson, người có bộ sưu tập video game lớn nhất thế giới. “Campus Challenge” được tìm thấy bởi Rob Waters vào năm 2006 trong tầng hầm của một nhân viên Nintendo, và Wilson đã mua lại nó với giá 20,000 USD.
8. Cheetahmen II
Active Enterprises đã có một hành động không được “tử tế” cho lắm khi dán nhãn vàng lên 1,500 bản copy của tựa game gốc “Cheetahmen” và nói rằng đó là phần tiếp theo. Trên thực tế, đây vẫn là bản gốc và thêm một chiếc nhãn mới mà thôi. Tuy nhiên, không hiểu sao họ lại … đánh vần sai tên nó thành “Cheetamen”. Những bản copy này chưa bao giờ được phát hành, sau đó được tìm thấy trong nhà kho và bày bán ra ngoài vào năm 1997. Nó được cho là một trong những tựa game … tệ nhất mọi thời đợi, nhưng có thể được bán với giá hơn 1,500 USD.
9. Myriad 6-in-1
Hộp băng này bao gồm 5 tựa game: “Cosmos Cop”, “Magic Carpet 1001”, “Balloon Monster”,” Adam and Eve”, “Porter”, và “Bookyman”. Công ty sản xuất ra nó là Caltron đã bị phá sản và sản phẩm của họ được Myriad mua lại, thay tên và đóng gói. Chỉ có dưới 100 hộp băng này còn tồn tại, và có lúc được trả giá tới 3,000 USD một chiếc.
10. Legend of Zelda Test Catridge
Một nhà sưu tập tìm thấy 3 cuộn băng này trong một buổi hội chợ vào năm 2005. Sau khi anh ta tìm hiểu và dò hỏi trên internet, nhưng không ai biết rằng chúng có xuất xứ từ đâu. Mãi sau này mới có người phát hiện ra rằng chúng là những cuộn băng thử nghiệm được dùng trong Nintendo Service Centers. Gameplay của chúng vẫn giống y hệt với tựa game Zelda gốc, song vì là “hàng hiếm” nên vẫn có giá tận 500 USD.