The International là giải đấu được coi như kì CKTG của Dota 2, và nó cũng là thứ giữ cho các đội tuyển chuyên The International nữa thì sao?
Sau khi hủy bỏ Dota Pro Circuit Winter Major, đã có rất nhiều chi tiết chỉ ra rằng Valve đang suy nghĩ về việc hủy bỏ nốt The International. Nhiều tuyển thủ chuyên nghiệp và các tổ chứ esports đã phàn nàn về quyết định hủy bỏ vào giờ chót này của Valve trên các nền tảng mạng xã hội. Điều này được cho là phản đối những yêu cầu của Valve đưa ra cho các đội trong kì TI 10 vừa rồi. Công ty tỉ đô này từng tuyên bố rằng TI là một dự án tâm huyết của Valve và yêu cầu các đội hãy bày tỏ sự bất bình của mình thông qua các kênh truyền thông chính thức thay vì các mạng xã hội, ngụ ý rằng nếu như họ không làm như vậy thì TI rất có thể sẽ ngưng tổ chức.
Giờ đây thông tin này rất có thể có khả năng trở thành hiện thực. Và nếu như Dota 2 không còn The International nữa, nó có thể sẽ đi theo hai hướng khác nhau: Một là trở thành một tựa game esports do bên thứ 3 hỗ trợ, hoặc chết hoàn toàn với tư cách là một tựa game online cạnh tranh.
TI bị hủy bỏ có thể khiến Dota 2 trở thành một tựa game do bên thứ 3 hỗ trợ
Nếu như Valve quyết định hủy bỏ The International, thì rất có thể một bên khác sẽ nhảy vào cuộc khi thị trường của tựa game này vẫn còn khai thác được rất tốt. Trên thực tế, format của Dota Pro Circuit hiện tại đang gây nên một số vấn đề cho các bên thứ 3 khi lịch trình của nó kéo dài rất lâu.
Ý tưởng về một bối cảnh mà Valve không nhúng tay vào Dota 2 nghe có vẻ khó tin, nhưng nó lại có nhiều tiền thưởng hơn so với những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Vào năm 2019, các giải đấu của bên thứ 3 đã phân phối số tiền tưởng trị giá gần 3 triệu USD mà không có bất cứ sự hỗ trợ nào từ Valve. Con số đó thậm chí còn không tính đến các sự kiện ở khu vực nhỏ với tổng giá trị giải thưởng hơn 70 nghìn USD nữa. Hiện tại, lý luận "con gà và quả trứng" ở Dota 2 trở nên không còn quá quan trọng khi đã có những tổ chức ngoài Valve nhúng tay vào thực hiện một số giải đấu rồi, tiêu biểu như WePlay.
Sau khi tổ chức AniMajor, WePlay trở thành một cái tên quen thuộc trong làng esports Dota 2. ESL cũng đã mơ về sự độc quyền của esports. Và nếu như Valve rời khỏi Dota 2, cánh cửa cho những ông lớn này bước vào sẽ rộng mở hơn rất nhiều. Trên thực tế, ESL với việc sở hữu DreamHack đã điều hành hai bộ phận của Dota Circuit Pro trong khi trả tiền cho những đặc quyền của mình. ONE, PGL là những tổ chức rất có thể sẽ đi theo hướng này. Nhưng cho tới hiện tại, việc hủy bỏ một giải đấu CKTG của "Big 3" nghe có vẻ không được hợp lí cho lắm.
Dota 2 không phải là CS:GO
Không có sự nghi ngờ gì khi nói rằng một nền esports vững mạnh và phổ biến sẽ luôn đi kèm với sự hỗ tợ đến từ nhà phát hành. Nhưng rắc rối ở đây là việc các sự kiện LAN đang bị đánh giá hơi cao so với thực tế và các cuộc tụ họp trở thành việc được mọi người mong hcờ. Tuy nhiên, cho đến nay chưa thực sự có một câu chuyện thành công nào về việc nhà phát hành trò chơi khai thác tựa game của mình và sau đó đưa hết mọi thứ cho một bên thứ 3 cả.
Valve đã bỏ rơi CS:GO, một đứa con cưng của mình suốt 10 năm qua và tựa game này vẫn đứng vững cho dù có hoặc không có Valve hỗ trợ. Trước khi Valve từ bỏ hoàn toàn việc hỗ trợ cho CS:GO, thì hệ thống giải đấu của nó đã được hoàn thiện và từng bước một thích ứng với thị trường bằng những giải đấu mà ai cũng mong chờ như IEM Katowice hay ESL One Cologne. Bên cạnh đó, một số tổ chức cũng đã liên kết với nhau bằng hình thức này hay hình thức khác để giữ vững và phát triển cộng đồng đi lên từng ngày.
Tất cả những mảnh ghép của CS:GO đang có đã được đặt ra và tồn tại từ rất lâu để nó có thể tự vận hành mà không cần đến Valve, hoặc có cũng được. Và nếu như so sánh với Dota 2, không có mảnh ghép nào có thể tồn tại được. Và nếu như viễn cảnh tệ nhất có thể xảy ra, chúng ta sẽ chứng kiến được một trong Big 3 ngã ngựa.