Phong cách Dark Phantasy trong Goblin Slayer là gì và nó khác gì với Kinh Dị đơn thuần?
Là một thể loại còn khá mới được nổi danh lên nhờ bộ Goblin Slayer đầy tranh cãi, vậy Dark Fantasy là gì và nó có khác gì so với các thể loại Fantasy hay kinh dị trước đây?
Khi ngành văn học hiện đại ngày càng phát triển, việc các thể loại văn khác nhau được biến thể và phân nhỏ ra từng thể loại nhỏ, thể loại phụ, thể loại con...dần càng nhiều hơn hết. Với hàng loạt các chủ đề mới được ra đời (slipstream, horror, dark fantasy, metafiction, mundane SF, dark fiction, hyperfiction, splatterpunk, steampunk, vân vân...), việc phân biệt và định nghĩa và phát hiện đúng thể loại của một tác phẩm nào đó cũng bắt đầu khó hơn.
Dark Fantasy là gì?
Dark Fantasy có định nghĩa khá mơ hồ và không rõ ràng, nhưng có thể tạm gọi nó là sự kết hợp giữa yếu tố thần kì (Fantasy) và một chút Kinh Dị (Horror) bị lệch hướng truyền thống. Sự ra đời của Dark Fantasy và các thể loại tương tự sau này cũng bắt nguồn từ việc độc giả bắt đầu không còn yêu thích những tác phẩm/anime kinh dị đơn thuần nữa - thay vào đó là các thể loại kì bí, kì ảo, rùng rợn tâm linh hoặc những thứ không có thật trên đời, những mảng xám mà đầu óc con người chưa biết đến mà phải nhờ óc tưởng tượng để tự làm sợ mình.
Nếu cụ thể hơn, Dark Fantasy thường sẽ có các nhân vật thần kì (goblin, kì lân, thần tiên) trong cả thế giới của họ hoặc sống cùng với con người (cả hiện tại/quá khứ). Bên cạnh đó, những yếu tố rùng rợn cũng không ở dạng "rõ trước mắt" như việc thấy ma quỷ, gore máu me mà thường sẽ đánh vào yếu tố tâm lý của người đọc, gây cảm giác khó chịu kinh dị ở bên trong bạn (theo kiểu ám ảnh luôn bám theo bạn) hơn là kinh dị tại thời điểm xem và trơn tuột hết ngay sau đó. Ví dụ đơn giản của chủ đề này: Một cô bé đáng yêu tìm thấy một cây kẹo đỏ tươi, bỗng nhiên nổi ý tưởng khát máu và giết hết cả gia đình bằng những cách dã man không tưởng - đây cũng có thể là tác phẩm thuộc chủ đề Dark Fantasy mà không có các yếu tố kì ảo như Goblin hay thần tiên gì cả (khá mơ hồ nhưng thể loại này cũng rất rộng).
Đối với ví dụ cụ thể nhất, chúng ta có thể thấy ở Goblin Slayer (cho gần nhất) khi con người phải chiến đấu với đám Goblin hung tợn. Thay vì "hành quyết" con người theo kiểu của Attack on Titan chẳng hạn, chúng ta lại được tác giả cho thêm phần "hấp diêm" bị nhiều người cho là quá đáng không cần thiết - tuy nhiên đây lại là điểm nhấn mạnh đơn thuần của thể loại này, giới thiệu với độc giả về chuyến hành trình hack não này của Goblin Slayer nói riêng và thể loại Dark Fantasy nói chung.
Dark Fantasy khác gì với Kinh Dị?
Như đã nói trên, Dark Fantasy không đánh vào tâm lý giật mình (jumpscare) hay hình ảnh kinh dị rõ ràng mà tập trung vào tâm lý là nhiều hơn. Bạn vẫn có thể tìm thấy những yếu tố của Dark Fantasy chồng chéo lên nhiều thể loại kinh dị khác như Gore hay ma quỷ trong các tác phẩm nổi tiếng của Stephen Hawlking như Dark Tower, Pet Cemetery, IT hoặc với truyện tranh/anime thì là Berserk. Việc chồng chéo nhiều yếu tố kinh dị này là điều dĩ nhiên sẽ xảy ra (cứ như thêm nhiều gia vị cho món ăn ngon vậy), những thể loại khi được kết hợp với nhau sẽ tạo ra nhiều tầng cảm giác kinh dị mới cho nhiều khán giả hơn. Đây cũng là lý do mà có những phân cảnh người này sợ mà người khác không sợ - và ngược lại.
Trở lại với Goblin Slayer, thực tế vẫn có nhiều người đọc cảm thấy phân cảnh ở tập 1 quá đỗi bình thường, thực tế trong truyện tranh (và nhiều truyện khác) còn ác liệt và kinh dị hơn. Đó cũng chính là những điểm nổi bật của Dark Fantasy khi đưa "khán giả" của mình vào một hành trình rùng rợn "đa sắc màu" khi thứ gì cũng có thể xảy ra.
Nhìn chung, các chủ đề kinh dị và Dark Fantasy vẫn còn rất khó định nghĩa chính xác, chưa kể việc "sáng tạo" ra những thể loại văn học - kinh dị mới ngày càng nhiều sẽ khiến ranh giới giữa những chủ đề ngày càng mờ nhạt và chồng lập nhau hơn. Dù là thể loại gì đi nữa, các tác giả hiện đại ngày càng tốt hơn trong việc khai thác nỗi sợ của con người để ra mắt những sản phẩm chất lượng hơn (hi vọng sẽ xuất hiện) trong tương lai.
Bài cùng chuyên mục