Với các game thủ Liên Minh Huyền Thoại, chuyện lắp ráp Ngọc Bổ Trợ và bảng bổ trợ cực kì quan trọng để chinh phục đấu trường công lý. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu cơ chế hoạt động của nó.
Ngọc Bổ trợ, Bảng Bổ trợ và Phép Bổ Trợ trong Liên Minh Huyền thoại là những yếu tố rất quan trọng trong các trận đấu chinh phục đấu trường công lý. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng nắm được hoàn toàn cơ chế hoạt động của chúng nên mọi người thường học hỏi theo phóng cách của các game thủ chuyên nghiệp khác. Tuy nhiên thông qua bài viết này, bạn sẽ có được những kiến thức nhất định để có thể tự tay sáng tạo ra bộ Ngọc Bổ Trợ cho riêng mình.
Và đây là một số bảng bổ trợ thông thường của game thủ Liên Minh Huyền Thoại thông thường theo phong cách “Học đòi bắt chước”.
Bảng ngọc xạ thủ.
Bảng ngọc Tanker!!!
Bảng ngọc pháp sư!!!
Bảng ngọc đấu sĩ!!!
Tuy nhiên, các game thủ chưa hiểu hết công dụng của từng loại ngọc bổ trợ đem lại nên sau đây chúng tôi xin chia sẻ cho các game thủ hiểu công dụng chúng đem lại.
1. Ngọc đỏ
Trong Liên Minh Huyền Thoại, Ngọc đỏ là loại ngọc chủ công có tác dụng cộng thêm sát thương vật lý đem lại những lợi ích cực lớn cho cả tưởng đỡ đòn hay tướng chuyên sử dụng sát thương phép thuật, kết hợp 3 4 viên ngọc đỏ giúp cho khả năng Last Hit trở nên chắc chắn hơn với những tướng phép thuật có sát thương vật lý cơ bản thấp, hay các tướng đỡ đòn khi vào giao tranh thì sát thương từ đòn đánh thường cũng là một mối nguy hiểm.
a. Ngọc tốc độ đánh
Với các tướng thiên về tốc độ đánh như Kayle, Diana, Azir,... các game thủ thường chọn cả 9 viên tốc độ đánh. Tuy nhiên, một số tướng khác rất cần chúng lại nằm trong khâu tướng đỡ đòn. Chẳng hạn như Rammus, Aatrox Semi Tanker, Shen, Fizz Tanker,... các game thủ sẽ cảm thấy sự khác biệt ngay lập tức.
Bạn nào chơi Rammus thử cầm 9 viên tốc độ đánh so với 9 giáp xem!!!
b. Ngọc sát thương vật lí/ Xuyên giáp:
Một vấn đề đau đầu cho các game thủ thiên về tướng sát thủ như Zed, Riven, Rengar,... trong khâu đi đường. Ngọc xuyên giáp trở nên mạnh mẽ trong giai đoạn Mid Game khi mà các tướng đã có 1 - 3 trang bị lớn nhưng lại mắc nhược điểm thiếu sát thương để Last Hit và trở nên yếu dần vào giai đoạn Late Game. Do đó, nếu các game thủ ưa chuộng lối đánh gank nhiệt tình từ cấp độ 7 - 13 thì sử dụng ngọc xuyên giáp là lựa chọn hoàn hảo. Ngược lại, ngọc tăng sát thương vật lý tại tỏ ra mạnh mẽ vào giai đoạn đầu game vì chúng khiến cho đòn đánh thường và các kĩ năng mạnh hơn hẳn, rất phù hợp cho vị trí xạ thủ đường dưới cần farm liên tục để có các trang bị cần thiết.
>>>> Bài học rút ra là nên phối cả 2 loại ngọc hoặc nếu thấy đối thủ đúc nhiều giáp ngay đầu trận, hãy cầm ngọc sát thương cộng thẳng. Ngược lại, nếu đối phương nhiều sát thương mà bỏ quên đồ thủ, xuyên giáp cực chất đấy các bạn nhé!!!
Khi cấp độ kĩ năng cao cùng 1 số trang bị, sức mạnh của xuyên giáp thật sự kinh ngạc.
c. Ngọc xuyên 1 loại/ Ngọc xuyên 2 loại:
Dân gian vẫn phân vân giữa ngọc xuyên 1 loại và ngọc xuyên 2 loại. Trong thời xa xưa, Annie sử dụng rất tốt xuyên 2 loại kết hợp với nhau ngay từ cấp độ đầu tiên ở vị trí hỗ trợ trong khâu cấu rỉa máu nên chúng tôi đưa ra bài học sau:
>>> Các tướng áp dụng nhiều đòn đánh đường nhưng lại sở hữu kĩ năng đậm sát thương phép nên cầm xuyên 2 loại, ví dụ như Annie, Gragas (AP), Elise Damage, Fizz Semi Tanker, Lulu, Nidalee,... sẽ hợp hơn là xuyên 1 loại.
Với các tướng cần cả đòn đánh thường lẫn kĩ năng, xuyên 2 loại hay hơn nhiều.
2. Ngọc Vàng
Ngọc vàng là ngọc có cách phối phức tạp nhất vì chúng vừa có tác dụng công thủ lẫn lộn.
a. Ngọc Máu/ Ngọc Giáp.
Ngọc Máu hoặc Ngọc Giáp thường được các game thủ phân vân. +8 máu mỗi viên sẽ giúp các game thủ mạnh hơn hẳn đầu trận đấu bởi lúc đầu máu cộng thẳng có tác dụng rất lớn, trong khi giáp thẳng cộng thêm lại chỉ tăng thêm chút % giảm sát thương vật lí từ đối phương. Tất nhiên, khi trận đấu kéo dài, chỉ số giáp sẽ có tác dụng hơn máu rất nhiều.
>>> Bài học: Nếu muốn khô máu, hãy chọn 4-5 viên +8 máu, còn lại là 4-5 giáp. Tại sao không đúc 9 viên máu, đơn giản vì khi đó giáp bạn quá bèo bọt, giảm % sát thương vật lí từ đối thủ không nhiều thành ra phản tác dụng. Bạn chỉ đúc 9 viên máu khi có Ngọc đỏ hoặc Ngọc tím tăng giáp bù đắp.
Khô máu, 4 máu + 5 giáp tốt nhất.
b. Ngọc hồi năng lượng có nên dùng?
Với các game thủ cầm xạ thủ hoặc pháp sư đường giữa, đây là một câu hỏi khá hay. Ngọc vàng là ngọc tăng giáp chính nên nếu bù ngọc hồi năng lượng, bạn mất chỉ số giáp nên phải cân nhắc kĩ càng.
>>> Bài học: Ngọc hồi năng lượng màu vàng chỉ nên dùng khi đối phủ thiên về sát thương phép. Bởi vậy, các game thủ đường giữa nên xài 4-5 viên ngọc hồi năng lượng nếu đối đầu với pháp sư. Còn xạ thủ đường dưới, nếu bạn xài Skill nhiều và đối đầu phải các hỗ trợ mang dáng dấp pháp sư như Nami, Karma, Sona,... bạn cũng có thể xài.
Cầm xạ thủ đi mid, các game thủ nên cầm 4 viên hồi năng lượng khi đối đầu pháp sư.
c. Nên dùng ngọc cộng thẳng hay theo cấp.
Đường dưới tuyệt nhiên không nên dùng ngọc theo cấp vì lên cấp độ chậm. Ngược lại, đường đơn có thể dùng ngọc cộng thẳng hoặc cộng theo cấp tùy theo chất tướng hoặc style riêng của bạn.
3. Ngọc Xanh
Ngọc xanh thiên về đa dụng nhiều hơn, con đường phối rất nhiều nhưng không khó cân nhắc như ngọc vàng.
a. Để kháng phép/ Tốc độ đánh/ hồi năng lượng.
Ngọc xanh tăng 0.64% tốc đánh lại có giá trị to lớn đối với các xạ thủ tốc độ đánh như Ashe, Kalista. Ngoài ra một số tướng spam chiêu thức như Lucian, Corki,... cũng có thể lên 3 - 4 viên ngọc hồi năng lượng để có thể có lợi thế trong quá trình trao đổi chiêu thức với đối phương giúp cho việc ép đường trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Còn về đường giữa, nếu đối đầu với sát thủ vật lí, bạn nên sử dụng ngọc hồi năng lượng để trụ đường thật tốt.
Lucian thích hợp với 3-4 viên ngọc xanh hồi năng lượng.
b. Ngọc thời gian hồi chiêu.
Ngọc thời gian hồi chiêu sẽ làm mất chỉ số kháng phép của bạn. Do đó, nếu bắt buộc phải dùng bộ ngọc này như Nasus, Riven, Kayle,... bạn cần lưu ý chỉ số kháng phép của mình nếu đối đầu với pháp sư sát thủ dạng Leblanc, Syndra, hay thậm chí cả Brand, Vel’Koz,... Nếu cảm thấy không an toàn, thôi cứ an phận với ngọc kháng phép và sau đó lên trang bị hồi chiêu.
Hãy cẩn thận khi dùng ngọc thời gian hồi chiêu vì kháng phép bạn cực tệ.
c. Nên dùng cộng ngọc thẳng hay theo cấp
Giống với ngọc vàng.
4. Ngọc tím
Ngọc tím rất đa dạng nhưng một số ngọc bổ trợ gần như không còn nhiều tác dụng so với trước, điển hình gồm hồi năng lượng, cộng thẳng năng lượng, cộng sát thương chí mạng, tỉ lệ chí mạng, cộng máu, cộng hồi phục, cộng và hồi nội năng, hút máu, hút máu phép, tốc độ di chuyển, cộng vàng theo thời gian,...
Bởi vậy, Ngọc tím sẽ chủ yếu gồm:
+ Sát thương vật lí đối với tướng đấu sĩ sát thương.
+ Giáp/ Kháng Phép với Tanker.
+ Tốc độ đánh với xạ thủ
+ Sức mạnh phép thuật với tướng phép.
Tuy nhiên, nếu các game thủ yêu thích style riêng, mọi người cũng có thể sử dụng ngọc hồi năng lượng hoặc máu, xuyên giáp và kháng phép, hút máu và hút máu phép để trụ đường. Ngoài ra, người đi rừng và tướng cần tốc độ chạy như Twisted Fate và Ryze cũng nên lên ngọc tăng tốc độ chạy.
ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT CỦA VIỆC ỐP NGỌC TÍM LÀ PHẢI KẾT HỢP CHẶT CHẼ VỚI 3 LOẠI NGỌC CÒN LẠI.
Phải kết hợp với 3 ngọc còn lại chứ không chỉ với tướng.
Lời Kết
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc sử dụng ngọc bổ trợ. Và lời khuyên của chúng tôi:
- Nếu xác định hổ báo đầu trận, hãy kết hợp ngọc vàng tăng Máu/ Giáp, ngọc xanh tăng hồi năng lượng/ Kháng phép, ngọc đỏ có thể lấy 1% tỉ lệ chí mạng.
- Nếu xác định thủ đường, lấy ngọc tăng theo cấp độ.
- Phối ngọc hợp lí, tránh thiếu sót chỉ số cần thiết theo hướng cân bằng. Ví dụ Ngọc đỏ tăng giáp rồi thì có thể đem ngọc vàng tăng máu.
- Đối đầu với kèo sát thương vật lí có thể thoải mái lựa chọn ngọc xanh, với các sát thương phép thì thoải mái lựa chọn ngọc vàng.
- Ngọc tím là ngọc quan trọng nhưng nên hỗ trợ các loại ngọc còn lại.
- QUAN TRỌNG NHẤT LÀ HÃY TỰ BUILD NGỌC CHO BẢN THÂN THEO MỘT PHONG CÁCH RIÊNG.