Ứng dụng di động Việt chủ yếu là "ăn chơi"?

38% doanh thu đến từ kinh doanh xổ số, bóng đá; 32% từ game online và 11% đến từ nhạc chờ, những con số này chứng tỏ các ứng dụng di động tại Việt Nam chủ yếu phục vụ nhu cầu giải trí.

Doanh thu đến từ giải trí, vi phạm bản quyền tràn lan

 

Nói về doanh thu thị trường làm nội dung cho di động tại Việt Nam trong năm 2011, ông Phùng Tiến Công, Phó giám đốc của MV Corp đưa ra con số xấp xỉ 12.000 tỷ đồng, tuy nhiên các CP chỉ thu về được 2000 tỉ, còn lại là phần của nhà mạng.

 

ung-dung-di-dong-viet-chu-yeu-la-an-choi

 

Đang có một thực tế là doanh thu đến từ thị trường di động vẫn chủ yếu từ các dịch vụ ăn chơi, giải trí. Theo thống kê của MV Corp, có tới 38% doanh thu đến từ kinh doanh xổ số - bóng đá, 32% từ game online, 11% của nhạc chờ và 8% thuộc về game offline, còn các dịch vụ khác đem lại doanh thu rất nhỏ.

 

Về phát triển nội dung trên di động (chủ yếu là ứng dụng trên di động), ông Phùng Tiến Công nhận định: nạn vi phạm bản quyền ở Việt Nam đang xuất hiện nhan nhản và việc "xào nấu" lại sản phẩm của nhau trở thành hiện tượng phổ biến. Câu chuyện bản quyền ở Việt Nam đến giờ vẫn là một câu hỏi lớn cho thị trường nội dung trên di động.

 

ung-dung-di-dong-viet-chu-yeu-la-an-choi

Một số ứng dụng người lớn lại trở nên "hút hàng".

 

 

Ông Nguyễn Duy Hiến, đồng sáng lập Appota Việt Nam, công ty phân phối về nội dung số trên di động cũng cho hay, phát triển ứng dụng di động tại Việt Nam vẫn thiên về giải trí như game, nhạc… Đa số các doanh nghiệp làm ứng dụng di động có năng lực sản xuất hạn chế, ứng dụng có nội dung nghèo nàn và sao chép rất nhiều. Chẳng hạn như bộ truyện tranh Conan hay Bảy Viên Ngọc Rồng, có rất nhiều công ty đưa lên Appota, các sản phẩm gần như giống nhau và phần lớn  không có bản quyền. Nếu làm chặt thì rất nhiều ứng dụng sẽ không được xuất hiện trên Appota. Vì thế, phía Appota vẫn đồng ý đưa lên, tuy nhiên khi có ý kiến liên quan đến bản quyền, Appota ngay lập tức sẽ gỡ xuống.

 

Ứng dụng gắn liền thực tiễn - Liệu có cơ hội?

 

Rất nhiều người thắc mắc tại sao tìm kiếm các ứng dụng thực tiễn ở Việt Nam như ứng dụng về giáo dục, y tế... gắn liền với cuộc sống hàng ngày lại khó đến thế. Trên thực tế, đã có một vài cá nhân, nhóm hay công ty phát triển ứng dụng thể loại này nhưng cuối cùng đa số đều thất bại. Bên cạnh đó, những ứng dụng này thường rất lâu mới thu được lợi nhuận nên họ chọn cách nhanh nhất, dễ nhất là làm ứng dụng về giải trí.

 

ung-dung-di-dong-viet-chu-yeu-la-an-choi

 

Vậy liệu các ứng dụng gắn liền với thực tiễn có còn cơ hội để phát triển? Câu trả lời là: Cơ hội trong tầm tay. Ông Nguyễn Duy Hiến, đồng sáng lập Appota Việt Nam cho biết, theo thống kê lượt tải từ Appota, có những ứng dụng về giáo dục suốt nhiều tuần vẫn vươn lên vị trí top 10 về lượng người dùng tải về.

 

Một động thái nữa chứng tỏ ứng dụng di động gắn liền thực tiễn vẫn có cơ hội phát triển đó là việc Nokia kết hợp với infoDev (tổ chức thuộc Ngân hàng Thế giới) thành lập ra các trung tâm nghiên cứu ứng dụng Mlab tại Việt Nam. Bà Ellen Olafsen, đại diện tổ chức InfoDev cho biết, infoDev đầu tư các trung tâm này nhằm tạo ra những ứng dụng phục vụ cho nhu cầu đời sống của người dân, cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nền kinh tế tri thức. Các ứng dụng di động sẽ giúp cho sự kết nối của người dân, doanh nghiệp với dịch vụ công của Chính phủ trở nên dễ dàng hơn.

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang