Là thành phần cơ bản nhất trong một bộ máy tính bất kỳ, kể cả là làm việc hay chơi game, mainboard đóng một vai trò không thể thay thế khi kết nối các linh kiện khác trong bộ máy tính thành một cỗ máy hoàn chỉnh. Hôm nay hãy cùng lag.vn điểm ra một số tiêu chí chủ chốt để lựa chọn một mainboard phù hợp với nhu cầu của bạn
Nền tảng
Phần gaming sẽ khác xa với phần còn lại của thế giới máy tính khi không cần tới hơn 2 CPU hoặc “một tấn” RAM để xử lý công việc như ở các máy server, hoặc các máy tính đặc biệt cho nhu cầu khác. Chọn lựa mainboard chủ yếu là dựa trên CPU mà bạn muốn chọn cho máy tính của mình. Sử dụng CPU AMD hay Intel là dựa trên nhu cầu của mỗi người nên có hàng ngàn mainboard khác nhau để lựa chọn. Khi đã chọn được CPU thì tiếp theo sẽ đến mainboard.
Chipset
Mỗi nền tảng sẽ có vài chipset khác nhau. Chipset là con chip điều khiển các thành phần linh kiện khác nhau tương tác với các linh kiện liên quan để đạt được khả năng xử lý dữ liệu trơn tru nhất. Từ thuở xa xưa của main board máy tính, có 2 loại chipset trên cùng một mainboard là chipset cầu bắc và chipset cầu nam. Nhìn xuống mainboard của bạn ngay, nếu như thế này thì bạn nên thay cả hệ thống của mình nếu muốn chơi game mượt mà hơn.
Còn đây là một mainboard hiện đại khi đã lượt bỏ đi chipset cầu bắc, gộp chung 2 chipset đó lại tạo ra tiền đề to lớn về thiết kế cũng như tích hợp các tính năng trên các mainboard hiện đại.
Dông dài về lịch sử bấy nhiêu là đủ. Bạn cần chipset nào để chơi game? Từ đây sẽ chỉ đề cập tới các dòng chipset từ năm 2015 trở về sau vì không có lý do nào bạn lại muốn mua các bo mạch chủ cũ để chơi các game hiện đại bây giờ đúng không?
Intel đã thống trị thị trường CPU cũng như chipset trong một thời gian dài khi AMD không có nhiều cải tiến, không cạnh tranh nổi trên thị trường máy tính. Các chipset Intel chia làm nhiều phân khúc phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng. Chipset Intel chia làm 5 dòng chính là H110, B150, H170, Z170 và X99. Trong đó chipset X99 là phân khúc cao cấp nhất và ít bị ảnh hưởng của thị trường nhất hiện nay với socket 2011 (socket CPU của dòng này lớn hơn bình thường), hỗ trợ các CPU 6 nhân đa luồng trở lên, 128GB RAM, vân vân và vân vân. Ít người dùng phổ thông có cơ hội sử dụng các chipset này.
H110 là dòng cơ bản nhất , hỗ trợ chỉ 2 khe RAM, ít các kết nối như USB type C hay ít cổng SATA 3 để gắn ổ cứng hơn, ít khi PCI hơn, nói chung là đạp ứng nhu cầu cơ bản khi dụng một cấu hình tiết kiệm. Tiếp đến là B150 có 4 khe RAM, nhiều kết nối hơn nhưng chưa phải là đầy đủ nhất, giá cũng nhỉn hơn H110 tí xíu. Đầy đủ nhưng thiếu đi tính năng ép xung là H170. Dòng này ít người chọn lựa vì giá gần bằng với Z170 mà lại không có khả năng ép xung, phù hợp với các bạn không có nhu cầu này.
Z170 chủ yếu tích hợp trong các mainboard cận cao cấp và cao cấp, hỗ trợ đầy đủ các kết nối, hơn nữa là khả năng ép xung để tăng hiệu năng cho CPU và RAM. Từ thế hệ thứ 7 thì các chipset của Intel cũng lên đời theo các CPU Kabylake trừ X99 quá cao cấp và H110 quá cơ bản, đó là B250, H270 và Z270 có tính tính năng gần giống với đời trước.
Cùng với sự ra mắt của thế hệ CPU mới thì AMD cũng cho ra lò các chipset mới trên nền tảng AM4 đó là X370, B350, A320 và A300. Giống như Intel, AMD cũng chia ra từng phân khúc với từng dòng chipset. A300 (và người anh em X300) Là dòng cơ bản nhất với thiết kế nhỏ gọn, phù hợp với các nhu cầu cơ bản nhất trong khi X300 vẫn nhỏ gọn nhưng mang trong người khả năng ép xung tương đối. A300 tương tự như H110 bên kia chiến tuyến. A320 cho người dùng phổ thông với đầy đủ các kết nối, chỉ cần cắm vào là chơi (plug and play).
B350 có khả năng ép xung CPU và RAM và đủ khe PCIe để chạy Crossfire (2 VGA dùng GPU của AMD). Đa số người dùng cần ép xung dùng mainboard với chipset B350 là vừa. X370 là dòng chipset cao cấp nhất khi vừa có khả năng ép xung, vừa đầy đủ kết nối và quan trọng hơn hết là hỗ trợ băng thông rộng đủ để chạy cùng lúc 2 VGA dùng GPU của Nividia (SLI) hoặc Crossfire. Các overcloker và người dùng cao cấp được hướng tới cho các mainboard sử dụng chipset X370 \
Form factor (kích thước mainboard)
Tùy kích thước case và nguồn mà sẽ chọn kích thước mainboard phù hợp. Các dòng chipset cao cấp của cả hai hãng sẽ có chuẩn ATX với kích thước đầy đủ, đủ kết nối. m-ATX nhỏ gọn hơn một chút. Cả 2 dùng trong các case vừa và lớn trở lên, dùng bộ nguồn ATX kích thước bình thường. Còn với nhu cầu nhỏ gọn mà vẫn mạnh mẽ, di chuyển nhiều thì ITX là điều bắt buộc. Kích thước mainboard nhỏ, gắn được 2 thanh RAM và 1 card đồ họa rời và thường có wifi tích hợp ở các dòng cao cấp, ITX làm ra để gắn vào các case nhỏ gọn, dễ di chuyển. ITX có thể dùng nguồn ATX nhưng sẽ rất cồng kênh. Thay vào đó đã có các nguồn SF nhỏ gọn hơn.
Trên đây là một số tiêu chỉ để lựa chọn một mainboard phù hợp với nhu cầu của từng anh em khi muốn xây dựng máy tính. Chúc anh em tìm được mainboard phù hợp với nhu cầu của mình
Jelly Donuts