Màn hình điện thoại nứt nhưng không thay, không phải do bạn lười mà đó lại là xu thế toàn cầu

Người dùng hiện nay thường ít có xu hướng sửa chữa hoặc thay màn hình cho những chiếc điện thoại bị vỡ màn hình, đó hoàn toàn là do xu thế toàn cầu hết đấy

Hiện nay khi mà giá của những chiếc smartphone ngày càng tăng và những thiết bị có giá từ 1.000 USD ngày càng phổ biến thì người tiêu dùng cũng dần có một xu hướng, đó là ít đi sửa chữa thiết bị mà mình đang sử dụng, trừ khi nó đã hư hỏng quá nặng rồi. Ví dụ: khi màn hình của điện thoại bị vỡ nhưng vẫn không ảnh hưởng đến hiệu suất tổng thể của nó thì người dùng vẫn có xu hương sử dụng tiếp chứ không hề có ý định đem nó đi sửa.

Theo như những nghiên cứu đến từ SquareTrade thì trong năm qua, chỉ riêng những người dùng tại mỹ đã làm vỡ màn hình của hơn 50 triệu chiếc điện thoại. Đa phần những người dùng smartphone tại Mỹ tin rằng việc thay màn hình điện thoại chỉ tiêu tốn khoảng 150 USD, nhưng thực ra thì chúng đắt hơn thế rất nhiều.

Đó cũng chính là lý do khiến cho hơn 67% người dùng smartphone tại Mỹ chọn việc thà để chiếc điện thoại của mình bị vỡ màn hình chứ không hề có ý định bỏ tiền ra sửa chữa. Trong khi đó, 59% người dùng chấp nhận dùng thiết bị màn hình vỡ cho tới khi nâng cấp lên smartphone đời cao hơn thay vì sửa chữa.

Màn hình smartphone vỡ nhưng vẫn dùng mãi không thay, không phải bạn bủn xỉn mà là xu hướng trên toàn cầu - Ảnh 1.

"Ngày nay, đa phần smartphone có thiết kế hoàn toàn bằng kính. Trông thì đẹp nhưng thiết kế này không thể bền bỉ nếu bị rơi, va đập trong quá trình sử dụng hàng ngày", Jason Siciliano - phó chủ tịch kiêm giám đốc sáng tạo của Square Trade, tuyên bố. "Cuộc khảo sát của chúng tôi cho thấy hầu hết người dùng smartphone nghĩ rằng mức giá sửa thiết bị rất thấp, 61% thừa nhận rằng mức giá sửa thiết bị tăng cao khiến họ trì hoãn việc sửa chữa trong khoảng thời gian dài hơn".

Những khảo sát của SquareTrade cũng cho biết thêm một số thông tin thú vị khác rằng, người Mỹ đã chi đến hơn 3,4 Tỷ USD dành riêng cho việc thay màn hình điện thoại trong năm ngoái. Trong số 66% người dùng smartphone thừa nhận làm hỏng smartphone trong năm ngoái, rạn màn hình là thiệt hại phổ biến nhất (29%), tiếp theo là xước màn hình (27%) và cuối cùng là chết pin (22%).

Về các yếu tố khiến smartphone bị hỏng, đánh rơi xuống bề mặt cứng là nguyên nhân phổ biến nhất:

- Đánh rơi smartphone xuống bề mặt cứng 77%

- Rơi khỏi túi quần 49%

- Rơi xuống nước 39%

- Rơi hỏi bàn hoặc quầy 38%

- Rơi vào toilet 26%

- Rơi khỏi túi xách 22%

Cũng theo SquareTrade, tính riêng tại Mỹ, cứ mỗi tiếng lại có hơn 5.700 smartphone bị vỡ màn hình. 85% người dùng Mỹ sử dụng case bảo vệ cho smartphone của mình. Tuy nhiên, 30% người dùng cho biết rằng smartphone của họ vẫn bị hỏng dù đã dùng case nên sử dụng nó một cách cẩn thận chính là cách bảo vệ tốt nhất cho smartphone của bạn.

Theo Trí Thức Trẻ

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Conan Movie 28: Cứu nguy đài thiên văn Nhật khỏi nguy cơ đóng cửa, lượng khách tăng gấp 3,5 lần

Conan Movie 28: Cứu nguy đài thiên văn Nhật khỏi nguy cơ đóng cửa, lượng khách tăng gấp 3,5 lần

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Bộ phim điện ảnh Conan movie 28 không chỉ làm mưa làm gió ngoài rạp mà còn bất ngờ "giải cứu" Đài Thiên văn Vô tuyến Nobeyama – một địa điểm khoa học từng đứng trước nguy cơ đóng cửa vì thiếu hụt nguồn lực. Nhờ sự xuất hiện ấn tượng trong phim, nơi đây đã trở thành điểm check-in hot nhất tại Nagano với lượng khách tham quan tăng vọt.

Giải trí
Cảnh Báo Quay Lén Phim "Kimetsu No Yaiba: Vô Hạn Thành": Có Thể Phạt Tới 10 Năm Tù

Cảnh Báo Quay Lén Phim "Kimetsu No Yaiba: Vô Hạn Thành": Có Thể Phạt Tới 10 Năm Tù

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Ngay sau khi phần phim điện ảnh Kimetsu no Yaiba: Vô Hạn Thành chính thức công chiếu thì các đoạn video quay lén nội dung phim bị phát tán tràn lan trên mạng xã hội. Trước tình trạng vi phạm bản quyền đáng báo động này, phía nhà sản xuất và đơn vị phát hành đã đưa ra thông báo cứng rắn, cảnh báo về các hình phạt hình sự đối với hành vi quay lén và đăng tải trái phép.

Giải trí
Lên đầu trang