Amazon lại dính scandal bán CPU giả, Ryzen 7 9800X3D hóa ra là AMD FX-4100 từ 2011

Dù Amazon là nhà bán lẻ uy tín, sự cố lần này cho thấy người dùng cần kiểm tra kỹ sản phẩm ngay khi nhận hàng, đặc biệt với các linh kiện đắt tiền như CPU.

Amazon tiếp tục vướng vào lùm xùm khi một số CPU được bán ra bị phát hiện là hàng giả. Gần đây nhất, một người đánh giá phần cứng đã đặt mua Ryzen 7 9800X3D cho hệ thống thử nghiệm, nhưng thứ anh nhận được lại là AMD FX-4100 – một con chip từ năm 2011.

Từ năm 2017, đã có nhiều báo cáo về việc khách hàng Amazon nhận được CPU giả mạo. Vụ việc mới nhất được Aris từ Hardware Busters phanh phui. Anh đặt mua Ryzen 7 9800X3D – vốn có giá bán lẻ đề xuất 480 USD tại Mỹ – từ Amazon.de (phiên bản Đức) với giá 478 euro (khoảng 518 USD). Đáng chú ý, sản phẩm được bán trực tiếp bởi Amazon, không phải từ bên thứ ba – điều thường thấy trong các vụ lừa đảo tương tự.

Amazon lại dính scandal bán CPU giả, Ryzen 7 9800X3D hóa ra là AMD FX-4100 từ 2011

Hộp CPU đến tay Aris trong tình trạng niêm phong nguyên vẹn. Tuy nhiên, khi nhìn qua cửa sổ hiển thị trên bao bì, anh lập tức phát hiện điều bất thường: chất lượng in trên CPU rất kém. Mở hộp ra, sự thật càng rõ ràng hơn. Bộ tản nhiệt (IHS) khác hoàn toàn so với Ryzen 7 9800X3D chính hãng. Hơn nữa, CPU này dùng thiết kế PGA với các chân cắm ở mặt dưới, trong khi Ryzen 7 9800X3D dùng socket LGA với chân cắm nằm trên bo mạch chủ.

Amazon lại dính scandal bán CPU giả, Ryzen 7 9800X3D hóa ra là AMD FX-4100 từ 2011 2

Dòng chữ trên mặt CPU giả mạo rất mờ và khó đọc, ghi rằng chip được sản xuất tại Trung Quốc, phân phối tại Mỹ và Đài Loan. Trong khi đó, Ryzen 7 9800X3D thật có dòng chữ rõ ràng “Made in Malaysia”. Khi Aris bóc lớp nhãn dán trên bề mặt, anh phát hiện đây thực chất là AMD FX-4100 – một CPU thuộc dòng FX ra mắt tháng 10/2011 với giá chỉ 115 USD lúc bấy giờ. Điều này cho thấy không phải trường hợp khách hàng trả lại hàng giả sau khi mua, bởi hộp vẫn còn nguyên seal.

Amazon lại dính scandal bán CPU giả, Ryzen 7 9800X3D hóa ra là AMD FX-4100 từ 2011 3

Đây không phải lần đầu tiên Amazon gặp vấn đề với CPU giả. Từ 2017, nhiều người dùng đã báo cáo nhận được chip Ryzen không chính hãng, thường nghi ngờ do gian lận trong quá trình đổi trả (RMA). Không chỉ AMD, một khách hàng vào năm 2023 mua Core i7-13900K từ Amazon cũng nhận được i7-13700K “đội lốt”. Những vụ việc này đặt ra câu hỏi lớn về quy trình kiểm soát chất lượng của Amazon.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Tổng Hợp Thông Tin Về Esports World Cup 2025 Bộ Môn Valorant

Tổng Hợp Thông Tin Về Esports World Cup 2025 Bộ Môn Valorant

sonlagSơn Xéo Xắc

Sự kiện Esports World Cup sẽ khởi tranh vào tuần này, bắt đầu từ ngày 8 tháng 7 với tựa game Valorant và được phát sóng trực tiếp từ Riyadh, Ả Rập Xê Út. Mười sáu đội từ bốn gỉai đấu VCT khu vực lớn sẽ tranh tài trong một tuần để giành giải thưởng trị giá 1,25 triệu đô la và điểm EWC Club. Ngoài ra, còn một số tựa game khác sắp chuẩn bị bắt đầu.

eSports
Top 9 Trái Ác Quỷ Kỳ Dị Nhất Trong Thế Giới One Piece

Top 9 Trái Ác Quỷ Kỳ Dị Nhất Trong Thế Giới One Piece

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

One Piece từ lâu đã nổi tiếng với hệ thống trái ác quỷ đa dạng, mỗi loại đều sở hữu những năng lực độc đáo và ảnh hưởng lớn đến cốt truyện. Bài viết dưới đây sẽ điểm qua 9 trái ác quỷ được xem là “ghê rợn” nhất trong series, giúp bạn hiểu rõ hơn về những mặt tối và sự sáng tạo độc đáo trong thế giới của tác giả Eiichiro Oda.

Giải trí
Lên đầu trang