5 phản ứng quái thai nhất dành cho game dở của các nhà phát triển

Vào tháng 3 năm 2009, thương hiệu này định tái khởi động bằng cách phát hành “Leisure Suit Larry: Box Office Bust”, rất tiếc là tựa game thảm họa này chỉ như cái xác vô hồn của những người tiền nhiệm.

Thương hiệu “Leisure Suit Larry” đã có thời là đỉnh cao của game người lớn phương Tây. Nó tệ hại đến mức mà nhà sáng tạo ra series “Larry”, Al Lowe, đã đăng lên blog một bài thu thập toàn đánh giá dở về sản phẩm và cảm ơn các nhà phê bình đã giúp ông tránh xa “mớ rác” này.

Thế giới video game cũng tương tự như mọi lĩnh vực sáng tạo, giải trí khác – ta sẽ có những tuyệt tác nổi trội trong vô số các sản phẩm dở tệ, như viên kim cương trong mớ rác vậy. Và đương nhiên, mỗi tuyệt tác đều được tôn vinh là lưu truyền từ thế hệ người chơi này sang thế hệ người chơi khác, thế còn số phận của các game dở tệ thì sao? Dưới đây là 5 tình huống phản ứng quái thai nhất mà các công ty đưa ra cho “đứa con trí tuệ” của mình:

Say xỉn tạo ra một tựa game dị nhất, khó nhất trong lịch sử, rồi giả vờ là tác giả đã chết!

5 phản ứng quái thai nhất dành cho game dở của các nhà phát triển

Nếu bạn là một người yêu thích điện ảnh Nhật Bản, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua danh tiếng của đạo diễn/diễn viên Kitano Takeshi, tuy nhiên, bạn có biết rằng ông cũng có đóng góp vào ngành công nghiệp video game không? Được ra mắt năm 1986, “Takeshi’s Challenge” là một sản phẩm hành động phiêu trên hệ thống NES, với độ khó dường như là bất khả thi để phá đảo.

Theo sự chia sẻ của huyền thoại người Nhật Bản cho hay, đội ngũ phát triển đã sáng tạo game trong trạng thái say xỉn, rồi nhồi nhét đủ thứ quái thai nhất vào sản phẩm. Sau này, nhà phát hành của game đã nhận không ít cuộc gọi điện phàn nàn của người chơi, và rồi nghĩ ra phương án trả lời nhanh gọn nhất là “người chịu trách đã chết rồi”.

Thay tên game, rồi giả vờ rằng mọi người yêu thích nó!

5 phản ứng quái thai nhất dành cho game dở của các nhà phát triển

Khi “Raven’s Cry” được phát hành hồi tháng 1 năm 2015, nó đã nhanh chóng được cộp mác một trong những game tệ nhất năm, nhưng đó chưa là tất cả. Nhà phát triển đã cả gan tái phát hành nó vào tháng 11 cùng năm với tên gọi mới “Vendetta: Curse of Raven's Cry” với lời hứa hẹn cải thiện chất lượng, nhưng trên thực tế là không hề làm vậy. Cho tới tháng 1 năm 2016, tựa game này đã được gỡ khỏi Steam sau khi hàng loạt người sử dụng thông báo về chuyện tỷ lệ đánh giá giả đạt 76% tích cực, lừa gạt họ mua game.

Dùng chính game để chứng tỏ nó tệ đến mức nào!

5 phản ứng quái thai nhất dành cho game dở của các nhà phát triển

“Postal III”, tựa game thứ 3 của một thương hiệu không mấy thành công, dường như đã biến thành trò đùa cho chính mình với chất lượng dở tệ, không hoàn thiện khi đến tay người chơi vào tháng 11 năm 2011. Không những có chất lượng trải nghiệm dở và kèm theo rất nhiều lỗi nghiêm trọng, tựa game này dường như chạm đến giới hạn, chọc tức người chơi muốn phát điên với câu nói “Tôi không hối tiếc gì cả” của nhân vật chính. Nếu bạn làm ra một game có chất lượng thấp kèm kịch bản cốt truyện như con nít thế này thì chắc hẳn là bạn phải hối tiếc một cái gì đó đấy.

Cảm ơn các nhà phê bình đã “cắn xé” tựa game cuối cùng trong thương hiệu mình tạo ra!

5 phản ứng quái thai nhất dành cho game dở của các nhà phát triển

Thương hiệu “Leisure Suit Larry” đã có thời là đỉnh cao của game người lớn phương Tây. Vào tháng 3 năm 2009, thương hiệu này định tái khởi động bằng cách phát hành “Leisure Suit Larry: Box Office Bust”, rất tiếc là tựa game thảm họa này chỉ như cái xác vô hồn của những người tiền nhiệm. Nó tệ hại đến mức mà nhà sáng tạo ra series “Larry”, Al Lowe, đã đăng lên blog một bài thu thập toàn đánh giá dở về sản phẩm và cảm ơn các nhà phê bình đã giúp ông tránh xa “mớ rác” này.

Chôn game ngoài sa mạc!

5 phản ứng quái thai nhất dành cho game dở của các nhà phát triển

Huyền thoại “E.T. the Extra-Terrestrial” cho hệ thống Atari 2600 đã tạo cảm hứng cho hẳn một bộ phim tài liệu chỉ trích mức độ dở của nó. Được phát triển chi trong vòng 5 tuần để kịp phát hành đồng lúc với bộ phim kinh điển cùng tên, hàng triệu cuốn băng này đã không thể bán được cho ai và theo như lời đồn dân gian cho hay, chúng đã được mang ra khu sa mạc ở New Mexico và chôn cất sâu xuống đất. Cho tới năm 2014, lời đồn dân gian này được chứng minh khi những cuốn băng này được vô tình đào lên.

Theo Thanhnien.vn

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang