Battlefield với Call of Duty: Game nào có độ trễ cao hơn?

Độ trễ giữa việc bấm một nút trên cần điều khiển cho đến khi nó hiển thị trên màn ảnh trong hai dòng game Battlefield và Call of Duty đã được "đưa lên bàn cân" để xem game nào có độ trễ cao hơn

Khi nói về chất lượng của những tựa game hiện đại, input lag (độ trễ đầu vào) là một yếu tố quyết định thành bại - và nó thậm chí còn quan trọng hơn trong những tựa game bắn súng, khi nó liên kết chặt chẽ với toàn bộ trải nghiệm chơi. Tại thời điểm hiện tại, hai "gã khổng lồ" trong thể loại FPS đang là những thương hiệu có input lag thấp nhất: Battlefield và Call of Duty. Sau một loạt các thử nghiệm tại Digital Foundry, được thực hiện bằng các phương thức từ những người đam mê game và người tham gia thử nghiệm Nigel Woodall, đã đưa ra dự đoán về những thương hiệu game cung cấp phản hồi điều khiển nhanh và chuẩn xác nhất.

Battlefield và COD là hai thương hiệu có độ trễ đầu vào thấp nhất hiện nay
Battlefield COD là hai thương hiệu có độ trễ đầu vào thấp nhất hiện nay

Trong ngành game, input lag liên quan đến độ trễ giữa việc bấm một nút trên cần điều khiển hoặc bàn phím (tín hiệu mà màn hình hoặc TV nhận được) và nó được hiển thị trên màn hình (nhìn thấy trò chơi đưa ra phản ứng thích hợp). Phương thức thử nghiệm input lag của Woodall cho biết độ chính xác từng mili giây, chuyển đổi HDMI sang cần analog, vô hiệu hóa hai thành phần khi một nút bấm trên một cần điều khiển được nhấn để tạo ra một thanh màu xanh lá trên màn hình, và sau đó theo dõi các khung hình giữa thanh đó và các chuyển động xuất hiện. 

Độ trễ đầu vào (Input Lag) có tác động rất lớn đến toàn bộ lối chơi của dòng game FPS
Độ trễ đầu vào (Input Lag) có tác động rất lớn đến toàn bộ lối chơi của dòng game FPS

Sử dụng cách tiếp cận này, Digital Foundry đã khám phá ra một loạt những thống kê thú vị. Vòng đầu của các thử nghiệm sử dụng các phiên bản Call of Duty thuộc thế hệ trước, bao gồm World at War, Modern Warfare 2, Battlefield 3 và Battlefield 4World of War có độ trễ 72.5ms với một mục tiêu tỉ lệ khung hình 60FPS, trong khi phiên bản Modern Warfare 2 trên PS3 sản sinh ra độ trễ 77.5ms với cùng mục tiêu tỉ lệ khung hình. Về phía BattlefieldBattlefield 3 có độ trễ đầu vào khoảng 157.2ms, trong khi cả hai phiên bản PS3 của Battlefield 4 có con số độ trễ được cải thiện đáng kể: 97.6ms. Cả hai game đều giữ mục tiêu tỉ lệ khung hình 30FPS. Ngược lại, phiên bản Battlefield 4 trên PS4, với một mục tiêu tỉ lệ khung hình 60FPS, đã giảm độ trễ xuống chỉ còn 63ms.

Vòng thử nghiệm tiếp theo di chuyển sang các tựa game thuộc thế hệ hiện tại, toàn bộ đều hướng tới gameplay ở mức 60FPS. Kết quả của vòng này được cải thiện rõ rệt. Call of Duty: Infinite Warfare hiển thị độ trễ 39.3ms, với Modern Warfare Remastered chỉ trễ hơn một chút ở mức 40.3msBattlefield 1 không may có độ trễ cao hơn, 56.1ms. Các bài thử nghiệm cũng được áp dụng cho những tựa game khác như Halo 5 (63ms), Battlefield 4 (63.7ms), Titanfall 2 (71.8ms), Overwatch (76.8ms) và mục chơi đơn của Killzone Shadowfall (110ms). Rõ ràng ngay cả vượt trên đối thủ cạnh tranh chính là Battlefield, seri Call of Duty vẫn có độ trễ nhất định. 

Thương hiệu Call of Duty là tựa game có độ trễ đầu vào thấp nhất hiện nay
Thương hiệu Call of Duty là tựa game có độ trễ đầu vào thấp nhất hiện nay

Mặc dù kết quả thử nghiệm độ trễ đầu vào đã chứng minh Call of Duty giành chiến thắng chung cuộc, cần phải nhớ rằng các game của dòng Battlefield mang đến lối chơi nhanh, và engine được dùng cho các game Call of Duty đóng một phần lớn trong sự khác biệt về độ trễ. Ngoài ra, Battlefield chứa đựng nhiều sự phá hủy hiện đại, phương tiện di chuyển và bản đồ sandbox hơn, do vậy đòi hỏi việc xử lý phức tạp hơn. Mặc dù các tựa game Call of Duty ít phức tạp hơn khi so sánh, chúng vẫn cung cấp những con số nhất quán, tỷ lệ khung hình vững chắc, và phản hồi nhanh - tất cả đều tăng khả năng chơi và trải nghiệm lối chơi.

Theo Gamerant

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Anime Mùa Đông 2024: Thiếu vắng những "bom tấn" và sự thất vọng của cộng đồng mạng Nhật Bản

Anime Mùa Đông 2024: Thiếu vắng những "bom tấn" và sự thất vọng của cộng đồng mạng Nhật Bản

hoanlagvnDũng Nhỏ

Khi anime mùa đông 2024 đang dần đi đến hồi kết, cộng đồng mạng Nhật Bản lại sôi sục với những tranh luận về sự thiếu hụt những "bom tấn" và chất lượng đáng thất vọng của các anime trong mùa này. Sau khi được chiêu đãi bởi hàng loạt series đình đám trong những mùa trước, các fan anime đang bày tỏ sự không hài lòng với những sản phẩm hiện tại.

Giải trí
Lên đầu trang