Khoa học bảo cẩn thận bị cắm sừng nếu nửa kia có 5 dấu hiệu này
Tình yêu không phải là vĩnh cửu. Tuy nhiên, chia tay trong êm thấm vẫn hơn là để đầu mình mọc thêm một cục sừng vài cm.
Những người thực tế luôn cho rằng chẳng có gì là vĩnh cửu, tình yêu cũng vậy. Dù mặn nồng đến đâu, quá trình chung sống cũng dễ xảy ra những bất đồng, và khi không thể níu kéo được nữa, mối tình buộc phải chấm dứt. Những Hari Won - Tiến Đạt, Angelina Jolie - Brad Pitt, hay xa hơn là Miranda Kerr - Orlando Bloom... có thể xem là những minh chứng rõ nét nhất trong chuyện này.
Tuy nhiên, câu chuyện khi chia tay cũng nhiêu khê lắm chứ chẳng đùa. Nếu chia tay trong êm thấm, bạn quả là người may mắn. Chứ nếu chia tay vì tự dưng đầu mọc thêm cục sừng thì quả không còn gì đắng cay hơn.
Nhưng rất tiếc, việc có thể phát hiện ra mình có đang... cao thêm vài cm không phải là chuyện dễ, chủ yếu dựa vào cảm nhận của bản thân và... hên xui. Có điều, hóa ra khoa học cũng có những bí kíp riêng, nhằm giúp bạn có được một chút đề phòng để... "cưa sừng" trước khi quá muộn.
Hãy xem đó là gì!
1. Dấu hiệu từ bạn bè
Sự thật là những người ngoài cuộc có một khả năng phi thường trong chuyện phát hiện những điều sai trái trong một mối quan hệ.
Trong một nghiên cứu của ĐH Brigham Young (Mỹ), các cặp đôi tham gia được yêu cầu như sau: một người bị bịt mắt, tay cầm bút vẽ; người còn lại phải mô tả những gì muốn vẽ.
Trước đó, cả 2 sẽ được hỏi một số câu khá riêng tư về quan hệ của mình, bao gồm cả việc họ đã từng ngoại tình chưa.
Toàn bộ quá trình được ghi lại và đưa cho một nhóm khác xem. Những người này sẽ phải đoán xem, liệu các cặp đôi đã bao giờ cắm sừng nửa kia chưa. Kết quả, những người này đoán trúng với độ chính xác đáng kinh ngạc.
Nguyên nhân của chuyện này vẫn chưa được làm rõ. Nhưng các chuyên gia cho rằng việc quan sát các cặp đôi làm việc với nhau là đủ để chúng ta biết được họ có hạnh phúc không, thậm chí là có đang lừa dối gì nhau không.
2. Giọng nói
Tông giọng nói cũng là yếu tố tiết lộ một người có thể gian dối hay không.
Theo như một nghiên cứu mới đây tại Canada, nhóm tình nguyện viên được nghe 2 giọng nói và nhận xét xem giọng nào hấp dẫn hơn. Sau đó, họ được yêu cầu đánh giá về khả năng ngoại tình của từng giọng nói.
Kết quả, các ứng viên nữ cho rằng đàn ông có tông giọng thấp nhiều khả năng sẽ ngoại tình. Trong khi đó, nam giới thì nghĩ phụ nữ sở hữu tông giọng cao có nguy cơ cắm sừng các anh.
Các chuyên gia lý giải, ở nam giới, mức testosterone cao sẽ giúp giọng nói trầm hơn, và sự thật thì lượng hormone này có liên quan đến tỉ lệ ngoại tình. Với nữ giới, hiện chưa có bằng chứng nào cho thấy hormone estrogen gây ảnh hưởng đến chuyện này.
Tóm lại, cũng nên đề phòng nếu bạn đang yêu một anh giọng trầm quyến rũ.
3. Thường xuyên update status
Một nghiên cứu gần đây của ĐH Missouri-Columbia (Mỹ) đã cho kết quả, những người hoạt động tích cực trên mạng xã hội (bao gồm Facebook và Twitter) nhiều khả năng dẫn đến tình cảnh "ngoại tình, chia tay, hoặc ly hôn".
Cụ thể, Russell Clayton - chủ nhiệm nghiên cứu đã khảo sát trên 600 người dùng Twitter. Hầu hết những người này dành khoảng 1h/ngày, 5 ngày/tuần lên Twitter. Nhưng đối với những người dùng nhiều hơn, họ thường xuyên có bất đồng với bạn đời của mình, hoặc có tỉ lệ ly hôn, ngoại tình cao hơn hẳn. Thời gian trên mạng xã hội càng nhiều, mối quan hệ càng trở nên tồi tệ.
Lý do hiện vẫn chưa được làm rõ nhưng các chuyên gia cho rằng 2 thứ này có liên hệ đến nhau.
4. Quan sát những thay đổi bất thường trong hành vi
Nếu bạn có một mối quan hệ đủ lâu, bạn chắc sẽ hiểu hết được thói quen, tính cách của nửa kia rồi. Vì thế, bất kỳ thay đổi nào về cử chỉ, nét mặt, điệu bộ nói chuyện... đều đáng được đánh dấu "báo động đỏ".
Đó là những gì được Lillian Glass - một chuyên gia phân tích hành vi - kết luận trong nghiên cứu của cô.
Glass cho biết: "Cơ thể bạn sẽ có những thay đổi như vậy khi căng thẳng, hồi hộp - những triệu chứng thường thấy khi đang lừa dối".
5. Thường xuyên im lặng, hay hỏi đi hỏi lại, hoặc trở nên bạo lực
Cũng theo Glass, một trong những dấu hiệu của người đang lừa dối là bỗng dưng im bặt, khó nói chuyện. Lý do là vì hệ thần kinh của chúng ta tự động phản ứng khi căng thẳng, bằng cách khiến nước bọt tiết ra rất ít, đâm ra khó nói chuyện hơn.
Hoặc khi bị hỏi dồn, người này bỗng trở nên bạo lực - đó cũng là một dấu hiệu không thể bỏ qua, theo Philip Houston - chuyên gia của CIA.
Ngoài ra, theo một nghiên cứu năm 2011 của ĐH California, Los Angeles, giáo sư tâm lý học R. Edward Geiselman đã tìm ra người có xu hướng lặp lại câu hỏi trước khi trả lời chúng. Geiselman cho biết: "Đây là cách họ câu giờ để tìm ra câu trả lời hợp lý".
Bài cùng chuyên mục