MacBook Pro 2016 đã có Card đồ họa rời

Một tin vui cho cộng đồng game thủ nói chung vẫn muốn hiện thực hóa thưởng thức tựa game yêu thích trên một chiếc MacBook thực thụ.

MacBook Pro thế hệ mới dù mang trên mình vẻ độc đáo của Touch Bar có một-không-hai trên thị trường công nghệ, thế nhưng nếu xét về mặt cấu hình thì lại chưa có gì nổi trội cho lắm, hoặc chí ít là chưa đủ đột phá để làm nên sự khác biệt, nhất là khi bạn thuộc tuýp người thích chơi game. Bộ vi xử lý thuộc phân khúc sản xuất vào năm ngoái cùng GPU tầm trung vẫn chưa thực sự làm hài lòng cộng đồng game thủ.

Do vậy, nếu đã là một "con nghiện" gắn bó với những tựa game hấp dẫn, MacBook sẽ không phải là lựa chọn đầu tiên bạn nghĩ đến. Nhưng nhỡ việc sở hữu một chiếc MacBook có đủ sức mạnh để chiến các thể loại game khủng vẫn luôn lởn vởn trong tâm trí bạn thì phải làm thế nào?

Thỏa mãn ý nguyện của game thủ, MacBook Pro 2016 đã có card đồ họa gắn ngoài

Giải pháp ở đây là một card đồ họa cắm rời như một thiết bị kết nối ngoại vi. Khá nhiều laptop chạy Windows ra mát trong năm 2016 đã được trang bị cổng Thunderbolt 3 vốn hoàn toàn tương thích với tùy chỉnh card đồ họa bên ngoài như vậy, với gương mặt sáng giá là Razer Blade Stealth.

MacBook Pro cũng mang trên mình đặc điểm tương tự về tiêu chuẩn kết nối Thunderbolt 3. Chỉ có điều là nhiều khả năng bạn sẽ phải cài đặt hệ điều hành Windows lên trên nó. Thành viên Reddit "fakebanana" đã chứng tỏ chiếc MacBook Pro 13 inch của mình có thể tận hưởng sức mạnh từ card đồ họa Nvidia thông qua hệ thống tích hợp GPU ngoài Razer Core, nhưng chỉ khi cài đặt Windows lên máy tính qua công cụ ảo BootCamp.

Sau đây là dòng chia sẻ từ fakebanana trên Reddit:

"Hôm qua, tôi đã tìm mua một chiếc MacBook Pro 13" tại địa lý phân phối Apple, và quyết định thử kết nối với Razer Core - thiết bị tích hợp GPU ngoại vi - cùng vài phụ kiện hỗ trợ cắm qua cổng Thunderbolt 3 nữa. Lần cắm đầu tiên với Razer Core, kết quả ban đầu thu được là chiếc MacBook Pro thật sự đang được kết nối, cấp nguồn và tương tác với nhau. Nhưng mọi thông số của card đồ họa lại không hề được hiển thị ở mục System Report, cũng như việc mã hiệu của Razer Core xuất hiện ở danh sách thiết bị kết nối qua Thunderbolt 3 là "Core - Unsupported". Không có thể tiến triển khả quan nào xảy ra kể cả khi thử đến nhiều phương pháp khác, bao gồm:

- Cập nhật và cài đặt driver hệ thống mới nhất của Nvidia - Lắp đặt các card đồ họa đa dạng khác (MSI 1070 và EVGA 660)

- Áp dụng các đoạn mã can thiệp vào GPU ngoại vi cùng trình boot EFI của goalque (1 thành viên trên GitHub) - Nhiều lần thử kết nối lại với Razer Core trong quá trình boot hệ thống

- Thử phương pháp chỉ kết nối MacBook Pro và cấp nguồn bởi Razer Core

Thì ra vấn đề Razer Core nằm ở chỗ Razer Core không hoàn toàn hỗ trợ OSX trên MacBook Pro. Bên cạnh đó, kể cả khi chuyển sang dùng một chiếc RX 460 của AMD hay đổi loại cáp kết nối với tốc độ 40GB/s, mọi chuyện vẫn không thu được dấu hiệu tích cực và khả quan nào dù những laptop tích hợp cổng ThunderBolt 3 khác vẫn hoạt động hoàn hảo. Cuối cùng, sau nỗ lực cài đặt Windows 10 bằng Bootcamp, Razer Core đã tương thích với hệ thống."

Thỏa mãn ý nguyện của game thủ, MacBook Pro 2016 đã có card đồ họa gắn ngoài

Việc kích hoạt chạy Windows mỗi lần muốn chơi game quả thực là một nỗi khó chịu, thế nhưng bấy nhiêu đó cũng đủ để thỏa mãn mong muốn chơi game hoặc trải nghiệm sức mạnh từ một nền tảng tương thích hơn, sử dụng cấu trúc tính toán lập trình hợp lý cho quá trình sử dụng đồ họa lâu dài.

Ngoài ra, theo nhiều nguồn tin trên diễn đàn MacRumors, phiên bản macOS Beta mới nhất (10.12.2 Beta 2) cũng được thiết kế và cải thiện để hỗ trợ GPU ngoài nhiều hơn.

Thỏa mãn ý nguyện của game thủ, MacBook Pro 2016 đã có card đồ họa gắn ngoài

Mặc dù nhiều người vẫn đưa ra bằng chứng về việc xây dựng một dàn gaming PC luôn là lựa chọn đúng đắn và tiết kiệm hơn trong khi cho ra hiệu suất ngang bằng, thế nhưng sự thực là nhiều lúc chúng ta không có đủ thời gian và cả diện tích để lo liệu cho việc đó. Cũng dễ hiểu khi một vài hạn chế về hiệu năng quá tải thi thoảng có xảy ra với Thunderbolt 3, nhưng xét về những ưu điểm mà nó mang lại thì cũng không có gì đáng chê trách cả. Điểm tích cực ở đây là chúng ta hoàn toàn có thể tích hợp một chiếc GTX 1080 vào MacBook Pro, từ đó giúp trải nghiệm và giải quyết toàn bộ những công việc, nhu cầu cần thiết với hiệu suất vượt trội.

Hãy cùng mong chờ thêm nhiều tin vui nữa đến từ Apple trong việc hỗ trợ tương thích hoàn toàn khi kết nối với GPU ngoại vi qua cổng Thunderbolt 3, chứ không cần phải "mượn tay" Windows mỗi lần cần đến nữa.

Nguồn: thanhnien.vn

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang