LCS Châu Âu: Trận chiến dài kỉ lục giữa Fnatic và Origen

Một trận đấu với rất nhiều cung bậc cảm xúc chia đều cho người hâm mộ của cả 2 đội tuyển

Game 1

Tương tự như khá nhiều những đội đã đối đầu với Origen, Fnatic quyết định nhắm vào Hybrid ở phần cấm – chọn khi tước đi cả Bard và Braum của anh từ rất sớm. Tiếp đó, đội tuyển vàng – đen lấy một đội hình rất mạnh về cuối trận gồm Vladimir đường giữa, xạ thủ Ezreal và Trundle đường trên. Không hề kém cạnh, Origen đáp trả bằng Caitlyn, Gragas và đặc biệt là Kassadin trong tay của PowerOfEvil.

fnc-og-pb-g1

Ở trận đấu này, Spirit đã hoàn toàn làm chủ được khu rừng của mình và có nhiều ảnh hưởng hơn hẳn so với Amazing ở phía bên kia chiến tuyến. Anh cùng Yellowstar liên tục bắt chết được đối phương bằng combo “Kén Nhện – Thủy Ngục”, giúp Fnatic luôn có lợi thế hơn người ở nhiều tình huống giao tranh. Kassadin không quá nổi bật trong khi Vladimir của Febiven ngày càng mạnh lên, kết hợp với sức mạnh của Trundle và Ezreal đã giúp Fnatic dễ dàng lăn cầu tuyết để kết thúc game đấu chỉ sau 30 phút thi đấu.

 

 

Highlights game 1

Game 2

Tưởng chừng như với tâm lí phấn khởi, Fnatic sẽ dễ dàng có được chiến thắng chung cuộc, thế nhưng những diễn biến của game đấu thứ 2 lại đi ngược với kì vọng của rất nhiều người hâm mộ.

fnc-og-pb-g2

Fnatic tiếp tục cấm đi Bard và Braum, cùng với 1 lượt cấm giành cho Vladimir vì họ hiểu rõ được sức mạnh của “Thần Chết Đỏ” nếu như POE có được vị tướng này. Ngược lại, Origen cấm y hệt như game trước khi tước đi Jhin, Olaf và Nidalee. Amazing có được Elise, vị tướng mà Spirit đã sử dụng khá thành công, kết hợp cùng Irelia, Azir và Ashe để tạo nên đội hình bắt lẻ rất đáng sợ. Ở phía bên kia, Fnatic vẫn tự tin vào bộ đôi Ezreal – Nami của Rekkles và Yellowstar cũng như Trundle trong tay Gamsu. 2 sự thay đổi mà FNC đưa ra chính là Rek’Sai cho Spirit và Viktor cho Febiven.

Đây là một trận đấu khá tệ hại của “xạ thủ tay ngang” xPeke, khi anh liên tục mắc lỗi vị trí và để bị bắt. Tuy nhiên, OG cũng thường xuyên tổ chức các tình huống bắt lẻ ở đường giữa với combo “Phân Chia Thiên Hạ – Kén Nhện” của Amazing và POE, khiến cho Febiven liên tục phải bỏ mạng dù có cả Tốc Biến lẫn Thanh Tẩy. 2 bên giằng co nhau khá lâu khi mà đội hình của cả 2 đều rất mạnh trong giao tranh tổng. Họ lần lượt trao đổi Baron và Rồng Ngàn Tuổi cũng như luôn tìm kiếm những tình huống bắt lẻ.

Tuy nhiên, với lợi thế có Karma, một hỗ trợ cực mạnh với khả năng tạo khiên và tăng tốc cho toàn đội, Origen đã dần bào mòn được tuyến phòng ngự của Fnatic và lần lượt có được cả 3 trụ nhà lính. FNC chống trả kiên cường nhờ nguồn sát thương của Ezreal và Viktor, kết hợp với việc xPeke sử dụng chiêu cuối Đại Băng Tiễn quá tệ khiến OG khó có thể bắt lẻ được ai bên phía đối phương.

Cuối cùng, sau hơn 80 phút thi đấu, trong một tình huống lỗi vị trí của các thành viên FNC, POE đã Dịch Chuyển thẳng xuống đường dưới của đối phương, kết hợp cùng sOAZ lao vào phá nhà chính hoàn toàn trống trải của kẻ địch. Kết quả chung cuộc, 2 đội hòa nhau với tỉ số 1-1.

LCS Châu Âu: Trận chiến dài kỉ lục giữa Fnatic và Origen 3

Sau trận đấu này, Rekkles đã phá kỉ lục “Số lính tiêu diệt trong một trận đấu nhiều nhất” với 858 chỉ số lính. Xếp ngay sau anh là Febiven, với 848 chỉ số lính.

 

 

Highlights game 2

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Studio King cắt giảm 200 nhân sự vì AI thay thế công việc sáng tạo

Studio King cắt giảm 200 nhân sự vì AI thay thế công việc sáng tạo

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

King (công ty đứng sau tựa game nổi tiếng Candy Crush) đang tiến hành đợt cắt giảm nhân sự quy mô lớn, ảnh hưởng đến khoảng 200 vị trí trên toàn cầu. Đáng chú ý, nhiều nhân viên bị thay thế bởi chính các công cụ AI mà họ từng phát triển để hỗ trợ công việc thiết kế và viết nội dung trong game.

Công Nghệ
Đảng Sanseito của Nhật Bản gây tranh cãi vì đề xuất kiểm soát nội dung anime và game

Đảng Sanseito của Nhật Bản gây tranh cãi vì đề xuất kiểm soát nội dung anime và game

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản, đảng Sanseito, một đảng đối lập theo khuynh hướng bảo thủ đã gây tranh cãi gay gắt khi đề xuất trao quyền cho cơ quan nhà nước giám sát sự phát triển của anime, manga và game. Dù được trình bày dưới danh nghĩa bảo vệ văn hóa, đề xuất này đã làm dấy lên lo ngại về nguy cơ kiểm duyệt và can thiệp quá mức vào quyền tự do sáng tạo.

Giải trí
Lên đầu trang