Người chơi beta CS2 than phiền vì không thể đạt 500FPS mặc dù xài RTX 4090

Có vẻ như CS2 cần rất nhiều thời gian để có thể hoạt động một cách mượt mà trong nhiều trường hợp.

Counter-Strike 2 là phần game FPS tiếp theo của Valve chuẩn bị ra mắt, nối tiếp cho triều đại CS:GO suốt hơn một thập kỉ qua. Nó sẽ đòi hỏi một cấu hình khắt khe hơn so với người tiền nhiệm của mình và có thể gây ra sự quá tải đáng kể cho card đồ họa của hệ thống với rất nhiều những cải tiến về hình ảnh.

CS2 beta

Việc nâng cấp lên Source2 có thể tác động tới khả năng tối ưu hóa tổng thể. Nhiều người sáng tạo nội dung và game thủ tham gia beta đã báo cáo rằng họ gặp vấn đề với FPS, cụ thể là không thể đạt được tốc độ khung hình tối đa như ở CS:GO.

Sự hiện diện của các yếu tố có độ phân giải cao và nhà phát triển sử dụng Source2 đã khiến nó trở thành một tựa game khá ngốn năng lượng. Những thay đổi sắp tới của tựa game này sẽ bao gồm hệ thống ánh sáng thống nhất, làm lại bản đồ, thể tích bom khói và thậm chí cập nhật một số âm thanh của vũ khí. Counter-Strike 2 hiện đang hoạt động trong môi trường playtest có giới hạn và chỉ duy nhất Dust 2 là bản đồ có thể chơi được. Một số game thủ được chọn đã được mời dùng thử tựa game sắp ra mắt cho mục đích thu thập dữ liệu. Điều này bao gồm một số người chơi và người phát trực tuyến nổi tiếng như Shroud, fl0m, n0thing và Tarik.

Shroud sử dụng PC được trang bị Nvidia RTX 4090 và bộ xử lý Intel Core i9-13900K. Người chơi đã phát trực tuyến tựa game này kể từ khi anh ta có quyền truy cập và cho thấy hệ thống không có khả năng đạt được tốc độ khung hình trên 400 một cách nhất quán. Các tốc độ khung hình cũng khá giống nhau đối với những người chơi khác có dàn pc cao cấp, gợi ý rằng tựa game sắp tới của Valve có thể được tối ưu hóa kém. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là trò chơi đang ở beta và sản phẩm cuối cùng có thể khác nhau.

CS2 beta

Nhiều gã khổng lồ công nghệ khác nhau đã phát triển các màn hình có tốc độ làm mới cao hơn như màn hình Alienware 500 Hz. Những người đam mê có thể muốn rèn luyện tính kiên nhẫn và quan sát xem tựa game esports sắp tới có thể tận dụng tốc độ làm mới như vậy hay không. Sự hiện diện của các yếu tố hình ảnh và ánh sáng mới cũng ảnh hưởng đến tốc độ khung hình trung bình. Người chơi thậm chí đã thử nghiệm trò chơi trong các trận đấu tùy chỉnh bằng cách ghi lại sự tăng hoặc giảm khung hình với các công cụ như smoke hoặc grenade.

Xem thêm: Cầu thủ bóng đá Neymar cầu xin Valve cho mình được tham gia beta test CS2
Xem thêm: Leaker tuyên bố rằng Counter-Strike 2 sẽ "sao chép" một tính năng audio từ Dota 2

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Hình ảnh CGI tệ hại trong "Học viện ma vương" khiến khán giả phẫn nộ

Hình ảnh CGI tệ hại trong "Học viện ma vương" khiến khán giả phẫn nộ

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Công nghệ mô phỏng hình ảnh được tạo ra bởi máy tính (CGI) luôn là chủ đề gây tranh cãi trong cộng đồng anime. Mặc dù các hãng phim hoạt hình thường sử dụng hình ảnh 3D để cắt giảm chi phí sản xuất, nhưng hiệu quả thu về cho đến nay là không đáng kể, và anime The Misfit of Demon King Academy ( Học viện ma vương) là trường hợp mới nhất vấp phải làn sóng phẫn nộ từ người mộ.

Giải trí
Lên đầu trang