Google Doodle tưởng nhớ về Sudan - chú tê giác trắng phương Bắc đực cuối cùng
Ngày hôm nay, Google Doodle đã thay đổi trang chủ để tưởng nhớ về Sudan, chú Tê giác trắng đực cuối cùng của thế giới đã qua đời vào năm 2018 và cũng là dấu chấm hết cho giống loài Tê Giác Trắng đực .
Còn nhớ vào 2017, Daniel Schneider - nhà sinh vật học đến từ Boston đã đăng tải bức hình 1 chú tê giác trắng phương Bắc (Northern white Rhino) tên Sudan cùng lời kêu gọi ủng hộ tìm phương pháp phối giống khiến mọi người không khỏi sửng sốt.
Nhiều người sẽ thắc mắc vì sao bức ảnh lại khiến nhiều người sửng sốt đến vậy, đơn giản thôi, bởi đó chính là chú tê giác trắng đực cuối cùng trên hành tinh này.
Chính bởi đã 45 năm tuổi, lại gặp nhiều vấn đề sức khỏe liên quan đến tuổi già và hàng loạt bệnh nhiễm trùng thế nên Sudan đã không thể giao phối với chú tê giác cái khác để duy trì nòi giống.
Và đáng buồn hơn, Sudan đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 19 tháng 3 năm 2018. Theo thông báo từ khu bảo tồn Ol Pejeta ở Kenya thì từ hôm chủ nhật, các cơ bắp và xương của Sudan bị thoái hóa nặng, da nó có nhiều vết thương rộng; Sudan không thể tự đứng dậy, lộ rõ sự đau đớn cùng cực.
Thông tin về cái chết của chú tê giác trắng đực Bắc Phi - Sudan được thông báo bởi Khu bảo tồn Ol Pejeta
Richard Vigne - giám đốc của khu bảo tồn Ol Pejeta chia sẻ rằng: "Những con người ở Ol Pejeta đều cảm thấy buồn bã vì cái chết của Sudan".
Được biết, Sudan là tâm điểm của nỗ lực nhằm cứu loài tê giác trắng khỏi nạn tuyệt chủng cùng với 2 cá thể tê giác trắng cái còn sống - con gái Najin và cháu gái Fatu.
Không chỉ dừng lại ở tê giác, Sudan còn là đại sứ tuyệt vời đại diện cho hàng nghìn giống loài khác đang phải đối diện với sự tuyệt chủng đến từ nhiều hoạt động của con người.
Vậy là sau sự ra đi của Sudan, trên thế giới chỉ còn lại 2 cá thể tê giác trắng Bắc Phi duy nhất. Nhưng tiếc là 2 cá thể này đều là cá thể cái. Giới bảo tồn hy vọng việc thu thập dữ liệu di truyền của Sudan có thể hỗ trợ phần nào trong việc tái tạo, hồi sinh loài tê giác trắng Bắc Phi trong tương lai.
Sudan được đặt tên theo quê hương của chú tê giác này. Nó được đưa tới vườn thú Czech và sau đó chuyển đến Kenya năm 2009.
Theo các chuyên gia, số lượng tê giác đã sụt giảm nghiêm trọng do săn bắt và mất môi trường sống. Từ năm 2006, dường như không phát hiện ra bất cứ cá thể tê giác trắng nào ngoài tự nhiên.
Tại sao tê giác trắng bị đuổi cùng giết tận đến vậy? Đáp án không chỉ là lòng tham
Tê giác trắng - cũng giống như các họ hàng của nó - là những sinh vật khổng lồ, nặng tới hơn 2 tấn. Chúng ăn cỏ, nhưng có thể trở nên cực kỳ hung dữ để bảo vệ lãnh thổ của mình. Tin tôi đi, chẳng ai muốn đối mặt với một cú húc toàn lực của tê giác đâu - gần như 100% sẽ chết.
Nhưng tại sao lại có người sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tấn công một loài vật to lớn và nguy hiểm như vậy? Hơn nữa, ngay cả khi chúng gần như đã đối mặt với nạn tuyệt chủng, người ta vẫn săn đuổi chúng?
Với vài kẻ săn trộm, câu trả lời đơn giản chỉ là lòng tham. Nhưng tin được không, theo như khảo sát của CNN, phần lớn lại liên quan đến câu chuyện... sinh tồn. Khi gia đình bạn đói khổ và tương lai thật u ám, số phận của một loài tê giác cũng chẳng nói lên một điều gì cả, miễn là nó ra tiền.
Những quốc gia vùng Á Đông cho đến thời điểm hiện tại vẫn có nhu cầu cực lớn dành cho sừng tê giác. Chúng được cho là nguyện liệu thuốc chữa bách bệnh, đồng thời còn là biểu tượng cho quyền lực mà rất nhiều nhân vật sang trọng, quyền quý theo đuổi. Và khi những túi vàng liên tục lởn vởn dạo chơi trên đồng cỏ, thì thật khó để những kẻ săn trộm gần đó có thể bỏ qua.
Nguồn: Telegraph
Bài cùng chuyên mục