Các CPU Ryzen 9 dựa trên kiến trúc Zen tên mã Threadripper sẽ có màn chào sân trong đầu tháng 6 tới đây nhắm tới người dùng chuyên nghiệp trên toàn thế giới...
Được biết, các CPU này sẽ dùng phiên phản chỉnh sửa của socket SP3 là SP3r2 chuyên dùng cho các máy server CPU Whitehaven 32 nhân 64 luồng đã lộ thông tin cách đây ít lâu. SP3 là nền tảng chuyên dùng cho server hỗ trợ RAM quad channel DDR4 với 44 luồng PCIe.
Flagship của R9 sẽ là con quái vật 16 nhân 32 luồng R9 1998X có xung nhịp gốc 3.5 GHz và boost lên tới 3.9 GHz hỗ trợ XFR (Extended Frequency Range) Dù có số nhân và xung nhịp đáng kể nhưng TPD của R9 1998X sẽ chỉ có 155W mà thôi, thấp hơn CPU khủng nhất sắp ra mắt của Intel là Core i9-7920X đến 5W. Người anh em của R9 1998X sẽ là R9 1998, có cùng số nhân, TPD 155W, xung nhịp thấp hơn, 3.2 GHz gốc/3.6 GHz boost và không hỗ trợ XFR.
Nhẹ nhàng hơn, AMD sẽ ra mắt R9 1977X và 1977 với số nhân là 14, 28 luồng xử lý. R9 1977X có xung nhịp gốc/boost là 3.5/4.1 GHz hỗ trợ XFR. R9 1977 có xung nhịp thấp hơn, 3.2 GHz gốc, 3.7 GHz boost. Cả 2 đều có TDP rơi vào mức 140W.
Với số nhân bằng Core i9 cao cấp nhất sắp ra mắt, R9 1976X, 1956X và 1956 có 12 nhân, 24 luồng dữ liệu. R9 1976X có xung nhịp gốc/boost là 3.6/4.1 GHz hỗ trợ XFR, TDP 140W. R9 1956X cũng hỗ trợ XFR nhưng có xung nhịp và TDP thấp hơn, 3.2 GHz gốc, 3.8 GHz boost với XFR và TDP chỉ 125W. R9 1956 có cùng TDP với R9 1956X nhưng không hỗ trợ XFR và xung nhịp gốc/boost sẽ là 3.0/3.7 GHz.
Thấp nhất trong dòng R9 sẽ là 2 CPU 10 nhân 20 luồng R9 1955X và 1955. Dễ nhận thấy không có hậu tố X thì sẽ không hỗ trợ XFR. Xung nhịp gốc/boost của 2 CPU trên lần lượt là 3.6/4.0 GHz và 3.1 /3.7 GHz. Cả 2 đều có mức TDP 125W.
Chi tiết thông số hiện có của dòng R9
Để tiện so sánh thì sau đây là bảng chi tiế của R9 với R7 và R9 với Skylake X từ Intel sắp ra mắt.