Tổng hợp các khái niệm và cách chọn chuột chơi game cơ bản cho mọi người

Nguyễn Tiến Khoa

VỚi nhiều loại sản phẩm khác nhau trên thị trường hiện nay, hãy cùng chọn loại chuột phù hợp nhất với nhu cầu khác nhau của từng game thủ

Có dây hay không dây?

Câu hỏi chắc chắn có câu trả lời nếu bạn không phải lăn tăn về giá cả của các mẫu chuột chơi game không dây. Hiện nay, khoảng cách công nghệ giữa các mẫu chuột có dây và không dây rất mong manh. Điều cản trở các game thủ đến với các mẫu chuột chơi game không dây cao cấp chỉ còn là giá cả khi các mẫu này có thể mắc hơn gấp 3 4 lần các mẫu chuột có dây cùng tính năng.


Logitech G900 Chaos Spectrum

Cùng đến tiêu chí lựa chọn tiếp theo khi mua chuột chơi game là cảm giác cầm nắm hay nói cách khác là cách cầm chuột khi chơi game của bạn. Thường thì sẽ có 2 kiểu cầm chuột chính là claw grip (cầm chuột bằng các ngón tay) và palm grip (cầm chuột bằng cả lòng bàn tay và ngón tay). Claw grip dùng các ngón tay và rất ít hoặc không dùng lòng bàn tay để di chuột và thao tác nút. 2 ngón trỏ và giữa sẽ để lên chuột trái và chuột phải. Tất cả các chuyển động sẽ dùng đầu ngón tay và cổ tay để điều khiển. Kiểu cầm này sẽ thích hợp với các mẫu chuột nhỏ, nhẹ và có độ nhạy nhất định.

Palm grip dùng cả bàn tay đè lên chuột với lòng bàn tay đặt giữa lưng chuột. Các ngón tay sẽ đặt suốt chiều dài chuột trái và chuột phải. Kiểu cầm này phù hợp với các mẫu chuột dài, lớn. Và vì tất cả chuyển động đều được điều khiển bằng cổ tay và khuỷu tay thay vì các ngón tay nên sẽ thích hợp với mức DPI thấp.


Tiêu chí thứ 3 là lựa chọn cảm biến. Cảm biến laser hay quang học (optical) là câu hỏi phổ biến khi lựa chọn chuột chơi game. Thực tế cả 2 đều là cảm biến quang học nhưng optical dùng ánh sáng đèn LED phản chiếu bề mặt tiếp xúc tới cảm biến để theo dõi chuyển động còn laser thì dùng….ánh sáng laser.

Cảm biến quang học có độ nhạy thấp hơn cảm biến laser và cần bề mặt thích hợp như lót chuột chẳng hạn để đạt được độ chính xác. Dù vậy nhưng cảm biến quang học có được lợi thế trước cảm biến laser khi không cần phần mềm gia tốc để hỗ trợ di chuyển chính xác khi có thể đem tới khả năng theo dõi chuyển động 1:1. Vì lý do đó nên nhiều game thủ chuyên nghiệp ưa thích sử dụng cảm biến quang học hơn laser.

Cảm biến laser hiện nay cũng cho gia tốc hợp lý hơn so với trước kia. Hơn nữa cảm biến laser có thể hoạt động trên hầu hết các bề mặt mà không cần tới lót chuột.

Tiếp theo là  “tạ” hay “bi” cho chuột. Các cục nặng này cho phép gia giảm trọng lượng chuột phù hợp với cảm giác cầm nắm, đặc biệt là các game thủ tay khỏe, to và thích cảm giác “đầm tay” khi cầm chuột. Trọng lượng nặng hơn cũng cho phép chuột “dính” trên bàn hơn, không bị trơn trượt do các động tác nhỏ đến thân chuột. Nhiều mẫu chuột như Mad Catz RAT 7 có thể nặng tới 150g (đã không đeo thêm 30g “bi”)


Mad Catz RAT 7

Trên đây là một số tiêu chí khi lựa chọn chuột chơi game theo ý kiến cá nhân mình nhưng quan trọng hơn hết là cảm giác của người sử dụng. Hãy lựa chọn cho mình một chú chuột chơi game phù hợp với bản thân nhất có thể anh em nha.

Jelly Donuts

Bài cùng chuyên mục