Trong một nghiên cứu mới nhất thì các chuyên gia đã chỉ ra thành công của Steam xuất phát từ một trong những thói quen phổ biến của rất nhiều game thủ toàn thế giới
Trong một nghiên cứu mới nhất thì các chuyên gia ngành game đã chỉ ra yếu tố cốt lõi để Steam có thể đạt được những thành công như hiện tại.
Một chiến lược kinh doanh dựa vào hành vi quen thuộc của game thủ
Để trở thành một trong những nền tảng mua bán game nổi tiếng bậc nhất thế giới, Steam không chỉ đem lại những trò chơi chất lượng, trải nghiệm người dùng tốt hay những đợt siêu giảm giá quen thuộc. Cốt lõi trong thành công của Steam lại đến từ một thói quen vô cùng phổ biến của game thủ mà nhiều người không để ý, đó là việc tích trữ game mà không chơi.
Xem thêm: Một chiếc Steam Deck đặc biệt bất ngờ được rao bán với giá 52 triệu đồng
![Steam va chien luoc kinh doanh dua tren mot thoi quen vo cung pho bien cua game thu Steam và chiến lược kinh doanh dựa trên một thói quen vô cùng phổ biến của game thủ]()
Thói quen trữ game của game thủ chính là chìa khóa cho thành công của Steam
Steam hiện tại đang là nền tảng một lượng người dùng khổng lồ với quy mô trên toàn cầu, với hàng chục nghìn trò chơi khác nhau và hàng trăm triệu tài khoản hoạt động liên tục. Ngoài việc đem đến sự hiện đại và tiện lợi trong trải nghiệm, thì việc đánh vào tâm lý của những khách hàng của mình là một yếu tố cốt lõi, từ đó ngày càng mở rộng sự lớn mạnh của nền tảng.
Theo như những chuyên gia nghiên cứu thì thành công của Steam không phải đến từ việc người chơi đang chơi bao nhiêu game, mà là ở số lượng game mà họ sở hữu trong thư viện nhưng chưa bao giờ cài đặt chúng. Dẫn chứng từ chính nền tảng SteamDB cho thấy hơn một nửa thư viện game trung bình của toàn bộ người dùng Steam chưa từng được chơi.
![Steam va chien luoc kinh doanh dua tren mot thoi quen vo cung pho bien cua game thu 2 Steam và chiến lược kinh doanh dựa trên một thói quen vô cùng phổ biến của game thủ 2]()
Nghe có vẻ kì lạ nhưng đây lại là một xu hướng vô cùng phổ biến chứ không phải một hiện tượng của riêng một nhóm game thủ nào. Nhiều người thậm chí sở hữu cho mình hàng trăm, thậm chí là cả nghìn trò chơi khác nhau nhưng số lượng mà họ chơi chỉ là một ít trong số đó.
Xem thêm: Valve Phản Hồi Về Vụ Việc Hơn 89 Triệu Tài Khoản Steam Bị Hack
Steam biết cách giữ vững vị thế của bản thân trên thị trường đầy cạnh tranh
Điều này đồng nghĩa với việc Steam đang bán game dựa trên một niềm tin và hi vọng của game thủ rằng một ngày nào đó họ sẽ chơi những trò chơi đó. Từ đó chính Valve hoàn toàn vượt mặt những đổi thủ của mình trong ngành giải trí kỹ thuật số. Khi mà các nền tảng như Netflix, TikTok, hay YouTube liên tục cạnh tranh khốc liệt để giành lấy những phút giây vô cùng giới hạn của người dùng mỗi ngày thì Steam lại mang đến một tương lai giải định, nơi mà game thủ tin rằng họ sẽ chơi trò chơi mà mình đã mua trong một thời điểm chưa xác định nào đó, nhưng thực chất là họ không làm vậy.
Lối đi này không chỉ khiến cho doanh thu của nền tảng tăng một cách đáng kể từ những đợt giảm giá mà Steam còn tạo nên một tâm lý đó là mua để sở hữu, không nhất thiết phải sử dụng sản phẩm vừa mua ngay lập tức. Điều này tương tự như cách con người thường có thói quen sưu tầm sách, đồ chơi, tranh ảnh, mô hình....
![Steam va chien luoc kinh doanh dua tren mot thoi quen vo cung pho bien cua game thu 3 Steam và chiến lược kinh doanh dựa trên một thói quen vô cùng phổ biến của game thủ 3]()
Nhìn vào góc độ kinh doanh thì Valve hiểu rõ được điều mà mình đang làm và khai thác điều đó một cách tối đa. Việc sẵn sàng chia 30% doanh thu cho các nhà phát triển được xem là một mức giá hợp lý để đổi lấy quyền truy cập của cộng đồng game thủ trung thành. Đây chính là thứ giúp cho Steam liên tục giữ vững ngôi vị số 1 của mình trong ngành công nghiệp phân phối game cho nền tảng PC, bất chấp việc liên tục bị cạnh tranh bởi những nền tảng đang phát triển mạnh như Epic Games Store, GOG, hay Microsoft Store.