Khu vực LPL giờ đây đã chú trọng nhiều hơn về mặt chiến thuật và giao tiếp

Trong phần lớn khoảng thời gian của năm 2013 và năm 2014, League of Legends Pro League (LPL) của khu vực Trung Quốc luôn được đánh giá là khu vực mạnh thứ 2 trên thế giới. Trong quãng thời gian đó, kh

Trong phần lớn khoảng thời gian của năm 2013 và năm 2014, League of Legends Pro League (LPL) của khu vực Trung Quốc luôn được đánh giá là khu vực mạnh thứ 2 trên thế giới. Trong quãng thời gian đó, không có một đội tuyển Trung Quốc nào không thể vượt qua được giai đoạn vòng bảng của Chung Kết Thế Giới kể từ khi khu vực Trung Quốc bắt đầu tham dự CKTG vào năm 2012.

Tuy nhiên trong năm 2015, màn trình diễn của khu vực LPL lại khá thất vọng, khi mà trước đó không lâu EDward Gaming đã đánh bại SKT T1 trong trận chung kết Mid Season Invitational. Năm đó, chỉ có một đội tuyển duy nhất của khu vực LPL vượt qua được vòng bảng, nhưng ngay lập tức sau đó họ cũng phải nhận thất bại 0-3 trước đại diện Châu Âu – Fnatic.

Kể từ đó, khu vực LPL đã rất vất vả trong công cuộc tìm lại ngôi vị thứ 2 của họ.

Dựa vào các kết quả dễ dàng có thể nhìn thấy được, nhiều người có thể khẳng định rằng màn trình diễn của các đội tuyển LPL không có nhiều tiến bộ so với năm 2016. Chỉ có 2 đội tuyển vượt qua được vòng bảng nhưng rồi họ cũng phải nhận thất bại khi phải đối mặt với các đội tuyển Hàn Quốc.

“Chúng tôi đã suýt chút nữa giành được vé tham dự CKTG năm ngoái, do đó tôi nghĩ rằng chúng tôi cũng có thể thi đấu được như thế này nếu như chúng tôi được tham dự giải đấu đó.” Su “xiye” Hanwei đã phát biểu sau tuần thi đấu đầu tiên của vòng bảng, khi WE vươn lên đầu bảng với tỷ số thắng bại là 2-1.

Nhưng nếu như nói về những sự cải thiện về mặt chiến thuật thì có lẽ các đội tuyển Trung Quốc năm nay đã làm tốt hơn rất nhiều.

Vào cuối Chung Kết Thế Giới 2014, Star Horn Royal Club đã vượt qua cả EDward Gaming – nhà vô địch LPL và Oh My God – đội tuyển đã loại Najin White Shields ra khỏi giải đấu, để rồi tiến vào trận chung kết. Cả EDGvà OMG đều đã sở hữu một đội hình toàn những tuyển thủ người Trung. Trong lúc phép màu mang tên SHRCđang được hiện hữu, Yoon “Zero” Kyungsup đã nói rằng việc giao tiếp với những người đồng đội Trung Quốc là không quá khó khăn, bởi vì anh có thể giao tiếp thông qua hệ thống ping của game.


Giao tiếp luôn là một vấn đề lớn đối với những ngoại binh tại LPL

Đồng thời, các nhà báo đã tiết lộ rằng Lee “KaKAO” Byungkwon và Song “Rookie” Euijin sẽ rời khỏi KT Rolstersau khi giành chức vô địch OGN mùa hè để gia nhập một đội tuyển Trung Quốc. Chính từ đây, một làn sóng đã nổi lên khi các tuyển thủ Hàn Quốc đã chuyển sang khu vực LPL rất nhiều.

Vào đầu năm 2015, rất nhiều các tuyển thủ người Hàn đã gia nhập LPL và đẩy tính cạnh tranh của giải đấu này lên một mức độ mới. Như Zero đã nói, chiến thuật và lối chơi chung của toàn đội là một điều không quá cần thiết nếu như bạn có những tuyển thủ xuất sắc nhất, chỉ cần có hệ thống ping là đủ.

“SKT là đội tuyển có chiến thuật tốt hơn, nhưng EDward Gaming mới là đội có kỹ năng tốt hơn, vì vậy miễnEDG thi đấu giống như thường lệ thì họ vẫn sẽ có thể giành chiến thắng.” Caster người Trung Quốc Sun “XiaoXiao” Yalong đã phát biểu tại MSI năm đó.


EDG đã tạo ra bất ngờ lớn khi đánh bại được SKT tại MSI

Quan điểm cho rằng các tuyển thủ Trung Quốc vẫn chưa đủ mạnh để đối đầu với Hàn Quốc đã không còn là quá chính xác.  Các CEO và nhà quản lý như Lu “HunTeR” Wenjun của Vici Gaming, Huang “San Shao” Cheng của EDward Gaming và Cao “Zuowu” Yu đều đã tuyển bố rằng các tuyển thủ Trung Quốc không biết cách thi đấu như một tập thể. Bên cạnh đó, chi phí để trả lương cho những tuyển thủ Trung Quốc là cao hơn nhưng chất lượng lại tương đương, do đó họ rất dễ bị lâm vào tình cảnh phải giải nghệ sớm khi vừa mới trở nên nổi tiếng.

Và đúng như vậy, khu vực LPL đã tiến bộ hơn rất nhiều kể từ khi có sự xuất hiện của những siêu sao người Hàn. Trong lịch sử, LPL không phải là một khu vực quá chú trọng vào khâu chiến thuật, do đó họ không cần thiết phải thi đấu với thứ không phải thế mạnh của họ, miên sao là họ có thể tạo được áp lực trong mọi trận đấu.

Cách tiếp cận trận đấu tương tự của các đội LPL vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2016.  Cho “Mata” Sehyeong đã gia nhập Royal Never Give Up. Với sự xuất hiện của anh, các tuyển thủ trẻ tại Trung Quốc đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm.

“Trước đó, khi tôi đi đường với đối thủ, tôi thực sự không nghĩ nhiều về những hành động của bản thân mình. Sau khi Mata gia nhập đội, anh ấy đã dạy tôi cách để suy nghĩ về những điều mà tôi sẽ làm, từ đó trở đi tôi đã đưa ra được những quyết định sáng suốt hơn.”  Li “xiaohu” Yuanhao đã từng nói vào năm 2016.


Sự xuất hiện của Mata đã giúp ích rất nhiều cho các tuyển thủ trẻ tại LPL

Và điều đó đã có hiệu quả gần như ngay lập tức. Khi xiaohu trưởng thành hơn, kỹ năng cá nhân cũng như cách anh ấy đưa ra những quyết định đã được cải thiện rõ rệt. Trong ván đấu thứ 3 trước SKT tại CKTG 2017, anh ấy đã kéo đợt lính một cách rất tinh tế để hạn chế đi chỉ số lính mà  Lee “Faker” Sangheok có thể nhận được. Đây là điều mà anh khó có thể làm được vào thời điểm năm 2015.

Tuy nhiên, ngay cả khi có Mata, RNG vẫn dính phải những sự ràng buộc nhất định. Trong giải mùa xuân, RNGđã lựa chọn một lối chơi tập trung vào những khu vực đường đơn, để cho Jian “Uzi” Zihao có được chỉ số lính ở khu vực đường giữa. Từ đó, RNG bắt đầu được biết đến với chiến thuật 1-3-1 gần như hoàn hảo trong khu vực của mình.

Đó cũng là đội hình giúp cho RNG và Team WE tiến được tới trận bán kết CKTG 2017. Cả 2 đội tuyển này đã không chỉ giành được vị trí nhất bảng mà họ còn chứng tỏ được bản lĩnh khi đối đầu với các đại diện khu vực LCK.

Đối với Team WE, điều đó có nghĩa là Ke “957” Changyu đã phối hợp rất tốt với  Xiang “Condi” Renjie. Khi những người đi rừng có thiên hướng di chuyển xuống đường dưới thì nhiệm vụ của 957 là có gắng có được tầm nhìn của người đi rừng đối phương. WE đã cố gắng giữ áp lực ở cả 2 đường cánh và rồi sau đó sẽ chuyển sang kiểm soát tầm nhìn xung quanh khu vực hang Baron.

Còn đối với RNG, họ lại áp dụng chiến thuật đảo đường cùng với đó là trao đổi trụ với đối phương. Điều đó có nghĩa là họ sử dụng khả năng cơ động của Ryze để kết hợp với người đi rừng để kiểm soát khu vực đường giữa.


Cả WE và RNG đều đã có màn trình diễn rất tốt tại CKTG

Trong phần lớn khoảng thời gian, những tuyển thủ của khu vực LPL vẫn luôn là những người thi đấu với lối chơi khá mạnh mẽ. Sự ra đi của các ngôi sao cũ của Samsung như Jang “Looper” Hyeongseok cũng không hề khiến họ thua kém quá nhiều so với SKT. Trên thực tế, người thay thế Looper là Yan “Letme” Junze đã thu hút được sự chú ý của những nhà phân tích như Mark Zimmerman vì màn trình diễn ấn tượng của anh trước Heo “Huni” Seunghoon.

Trong giai đoạn play-in, Zero (tuyển thủ đã từng thi đấu cho Star Horn Royal Club và giờ là thành viên dự bị của WE) đã giải thích lý do tại sao anh lại cảm thấy WE xứng đáng góp mặt tại CKTG.

“Chúng tôi đã để thua rất nhiều lần trước RNG và EDG tại giải quốc nội, nhưng tôi nghĩ đó là do vấn đề về giao tiếp. Họ có đội hình gần như là toàn bộ các tuyển thủ người Trung Quốc, do vậy họ có thể giao tiếp vô cùng dễ dàng, và đó cũng là lý do mà họ luôn có được lợi thế tại LPL.”

Trên thực tế, không chỉ các tuyển thủ tại LPL đang tiến bộ lên từng ngày, mà tất cả các đội tuyển tại LPL đang dần chú trọng đến chiến thuật hơn thay vì phụ thuộc vào kỹ năng cá nhân như trước. Việc có tới 2 đội tuyển Trung Quốc lọt vào trận bán kết có thể khiến chúng ta cảm thấy rằng Trung Quốc đang dần trở lại làm khu vực mạnh thứ 2 trên thế giới.

Dù đã phải mất khá nhiều năm, thế nhưng khu vực LPL cuối cùng cũng đã thể hiện được dấu ấn riêng của họ tại CKTG, cả về mặt chiến thuật lẫn kỹ năng cá nhân. Nếu như họ tiếp tục có thể phát triển điều đó, họ sẽ còn mạnh hơn nữa trong tương lai.

Nguồn: infonet.vn

Bài cùng chuyên mục