Những điều kì diệu mà các đội tuyển Bắc Mỹ đã đạt được trong những kì CKTG vừa qua

Hãy cùng điểm lại lịch sử đầy thăng trầm của Liên Minh Huyền Thoại châu Âu trên đấu trường CKTG.

Khi mà CKTG 2016 đã đến gần, chúng ta hãy cùng dành ít phút để điểm lại thành tích của những đội châu Âu từ trước đến nay ở đấu trường danh giá nhất trên thế giới.

Mùa 1 (2011)

  • Fnatic — Vô địch
  • Against All Authority — Á quân
  • gamed!de — Hạng 6

fnatic3

Trong những giai đoạn đầu của Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp, châu Âu đã thể hiện rõ rằng họ chính là khu vực mạnh nhất. Ở mùa 1, những cái tên nổi bật ở Bắc Mỹ như Team Solomid của Andy “Reginald” Dinh, Epik Gamer của Dan Dinh hay Counter Logic Gaming của George “HotshotGG” Georgallidis đều phải gục ngã trước 2 đại diện của châu Âu là Fnatic và Against All Authority (aAa).

Khi ấy, Fnatic đã suýt chút nữa mất đi sự phục vụ của Enrique “xPeke” Cedeño Martinez sau khi chuyến bay đến Thụy Điển (nơi diễn ra CKTG năm ấy) của chàng trai người Tây Ban Nha bị hoãn lại. May mắn thay, nhờ sự trợ giúp của Bram “Wewillfailer” De Winter, Fnatic đã có đầy đủ nhân lực và thể hiện lối đánh 2 pháp sư cực kì đáng sợ để một mạch tiến tới trận Chung Kết. Ngôi sao sáng nhất của Fnatic năm ấy chính là Maciej “Shushei” Ratuszniak với vị tướng Gragas trứ danh.

Về phần Against All Authority, đội hình của họ cũng cực kì chất lượng với Paul “sOAZ” Boyer ở đường trên và Kim “YellOwStaR” Bora trong vai trò xạ thủ. Dù để thua sát nút trước Fnatic ở trận Chung Kết, họ vẫn mang lại những ấn tượng tốt trong lòng người hâm mộ, đặc biệt là pha “Đại Băng Tiễn” xuyên bản đồ ở game đấu thứ 2.

 

 

Đại diện thứ 3 của châu Âu – Gamed!de – lại không quá nổi bật như 2 người đồng hương còn lại. Tuy nhiên, 3 tuyển thủ của đội tuyển này đã trở thành những thành viên nòng cốt của SK Gaming trong tương lai: Kevin “Kev1n” Rubiszewski, Adrian “CandyPanda” Wubbelmann và Patrick “Nyph” Funke.

Mùa 2 (2012)

  • Counter Logic Gaming Europe — Hạng 3-4
  • Moscow Five — Hạng 3-4
  • SK Gaming — Không vượt qua vòng bảng

Đội hình của Moscow 5 và Counter Logic Gaming Europe khi ấy được coi là 2 trong số những đội hình mạnh nhất trong lịch sử. CLG.EU có Mike “Wickd” Petersen, Henrik “Froggen” Hansen và Mitch “Krepo” Voorspoels – những hảo thủ nổi tiếng với lối chơi chặt chẽ và đầy tính toán – trái ngược hoàn toàn với phong cách hoang dã và thiên về giao tranh tổng của M5.

banniereclgeu

Nổi tiếng với những trận đấu kéo dài hàng giờ đồng hồ, lối đánh “thi farm” của CLG.EU vừa thú vị nhưng lại cũng vừa như “tra tấn” người xem. Dù thi đấu rất tốt nhưng rút cục họ đã phải dừng bước ở trận Bán Kết trước Azubu Frost, một kết quả giống với lần 2 đội gặp nhau trước đây ở giải đấu OGN mùa Hè năm 2012.

Khác với CLG.EU, M5 lại vô cùng đáng sợ với phong cách đánh nhanh, mạnh và sẵn sàng giao tranh bất cứ lúc nào. Thống trị khu vực châu Âu với 2 đầu tàu là đường giữa Alexei “Alex ich” Ichetovkin và đi rừng Danil “Diamondprox” Reshetniko, M5 được coi là ứng cử viên sáng nhất cho chức vô địch năm ấy. Đáng tiếc, thất bại trước ngựa ô Taipei Assassins ở Bán Kết đã khiến giấc mơ của “những chú gấu Nga” không thể trở thành hiện thực.

gambit-gaming

Đại diện cuối cùng của châu Âu khi ấy là SK Gaming lại không có được kết quả tốt. Rơi vào bảng tử thần cùng Azubu Frost, Invictus Gaming và CLG Prime, họ đã không giành được bất cứ một trận thắng nào và đành ra về trong nhóm 2 đội bét bảng cùng Dignitas.

Mùa 3 (2013)

  • Fnatic — Hạng 3-4
  • Gambit Gaming — Hạng 6
  • Lemondogs — Không vượt qua vòng bảng

nCoe0o_Lemondogs_Esportstore_banner-2

Với sự ra đời của giải đấu LCS tại châu Âu, những tài năng mới nổi đã có cơ hội để thể hiện bản thân mình tại đấu trường châu lục cũng như trên toàn thế giới. Một trong những “tân binh” đáng chú ý nhất trên đấu trường chuyên nghiệp khi ấy là đội tuyển Lemondogs của Erlend “Nukeduck” Holm.

Những tưởng đây sẽ là chú ngựa ô của CKTG 2013, thế nhưng sự thiếu kinh nghiệm trên trường quốc tế đã khiến họ có một kết quả tệ hại, đặc biệt là khi Lemondogs nằm trong một bảng đấu quá khó với SKT T1 và OMG.

2 đội tuyển “lão làng” hơn là Fnatic và Gambit Gaming (M5 sau khi đổi chủ) có kết quả tốt hơn nhiều so với chàng tân binh. Về phía Fnatic, đội trưởng Yellowstar đã quyết định chuyển sang vị trí hỗ trợ và nhường vai trò xạ thủ cho Johannes “puszu” Uibos. Họ thi đấu bùng nổ và giành luôn vị trí nhất bảng B. Chưa hết, Fnatic còn vượt qua Cloud9 ở Tứ Kết và chỉ chịu thua một Royal Club quá mạnh tại trận Bán Kết.

fnatic-s4

Sự sa sút của Samsung Galaxy Ozone ở bảng B đã phần nào giúp một đại diện khác của châu Âu là Gambit Gaming vượt lên. Dù đội hình vẫn còn rất mạnh, thế nhưng việc di chuyển quá vất vả đã khiến toàn đội không có đủ thời gian để luyện tập và phải dừng bước ở Tứ Kết trước Najin Black Sword. Ít ai ngờ được rằng 2013 cũng là lần cuối cùng mà Alex ich, Diamondprox, Evgeny “Genja” Andryushin và Evgeny “Darien” Mazaev góp mặt ở một kì CKTG.

Mùa 4 (2014)

  • Fnatic — Không vượt qua vòng bảng
  • SK Gaming — Không vượt qua vòng bảng
  • Alliance — Không vượt qua vòng bảng

Kì CKTG năm 2014 đánh dấu quãng thời gian đen tối nhất trong lịch sử của Liên Minh Huyền Thoại chuyên nghiệp ở châu Âu. Khác với sự thống trị trong những năm trước đó, các đại diện của châu Âu năm ấy thậm chí còn không thể vượt qua vòng bảng.

rekkles_crying

Fnatic rơi vào “bảng tử thần” với Samsung Blue của Hàn Quốc, OMG của Trung Quốc và LMQ của Bắc Mỹ. Trong trận đấu định mệnh với OMG, Cyanide chỉ cần thêm 1 đòn đánh thường nữa là có thể đưa Fnatic tiến tới Tứ Kết. Đáng tiếc, thần may mắn đã không ủng hộ những chàng trai mang áo vàng – đen, và Rekkles đã gục khóc vào cuối trận giống như cái cách mà tất cả những người hâm mộ châu Âu gục khóc khi chứng kiến đứa con cưng của họ thất bại.

Alliance – đội tuyển “toàn sao” của châu Âu – được kì vọng sẽ là một thế lực ở giải đấu năm ấy. Điều này có phần hợp lí, khi mà đội hình của họ bao gồm những người chơi tốt nhất ở “lục địa già” lúc bấy giờ với Ilyas“Shook” Hartsema, Patrick “Nyph”Funke, Erik “Tabzz” van Helvert, Mike “Wickd” Petersen và đội trưởng Froggen.

Alliance_2014_WCS

Sau khi đè bẹp Najin White Shield trong một trận “Perfect game”, Alliance chỉ cần vượt qua KaBuM! eSports của Brazil là có thể rộng đường đến Tứ Kết. Tuy nhiên, bất ngờ lớn nhất trong lịch sử CKTG đã xảy ra khi các chàng trai của “xứ sở Samba” đánh như lên đồng và giành thắng lợi chung cuộc, khiến Froggen cùng các đồng đội suy sụp và thi đấu ngày càng tệ hại, qua đó nhường tấm vé đi tiếp cho Cloud9.

 

 

Về phần SK Gaming, đội tuyển này “chưa đánh đã thua” sau khi người đi rừng của họ là Dennis “Svenskeren”Johnsen bị cấm thi đấu 3 trận sau trò nghịch dại của mình. Cho dù anh chàng người Đan Mạch đã cố gắng sửa sai ở 3 trận cuối cùng thuộc vòng bảng, thế nhưng những nỗ lực muộn màng ấy là không đủ để cứu vớt 1 SK Gaming quá rệu rã.

Sau kì CKTG “ác mộng” này, rất nhiều các đội tuyển ở châu Âu đã quyết định thay máu đội hình để tìm lại những thành công trong quá khứ.

Mùa 5 (2015)

  • Fnatic — Hạng 3-4
  • Origen — Hạng 3-4
  • H2k Gaming — Không vượt qua vòng bảng

Ở giai đoạn tiền mùa giải 2015, Fnatic là đội chịu tổn thất nặng nề nhất khi họ mất đi hàng loạt các công thần như xPeke, soAZ hay Rekkles. Tưởng như Fnatic sẽ mất đi vị thế của một ông lớn, thế nhưng đội hình mới với bộ đôi người Hàn Heo “Huni” Seung-hoon và Kim “ReignOver” Ui-jin làm đầu tàu đã thi đấu tốt ngoài mong đợi.

fnatic_cktg-3

Với sự hướng dẫn của “nhạc trưởng” Yellowstar, đội hình của Fnatic năm ấy đã trở thành Fnatic mạnh nhất trong lịch sử và chỉ để thua sát nút trước SKT tại MSI 2015. Sang đến giai đoạn mùa Hè, Fnatic quyết định đưa Rekkles trở lại, giúp họ như hổ mọc thêm cánh.

Đối trọng của Fnatic khi ấy chỉ có một, và lại được dẫn đầu bởi chính ngôi sao một thời của họ – Origen của xPeke. Với đội hình gồm toàn những cựu binh: sOAZ ở đường trên, Amazing trong rừng, xPeke ở đường giữa và mithy hỗ trợ, Origen đã không khó để vượt qua giải đấu Challenger Series để giành vé lên LCS.

Tuy nhiên, nhân tố quan trọng nhất trong đội hình của họ lại là một tân binh, người mà sau này trở thành xạ thủ hay nhất của châu Âu cũng như trên thế giới – Jesper “Zven” Svenningsen.

feautedorigen

Với thực lực rất mạnh cùng mục tiêu phải gỡ lại thể diện cho châu Âu, Fnatic cùng Origen đã thi đấu vô cùng xuất sắc và chỉ chịu thua 2 đại diện của Hàn Quốc ở trận Bán Kết. Đó cũng là kết quả tốt nhất mà các đội châu Âu từng có được sau chức vô địch ở mùa 1.

Đại diện còn lại là H2k Gaming đã phải dừng bước ngay tại vòng bảng sau khi không thể vượt qua những đội tuyển vượt trội hơn như SKT T1 hay EDG. Tuy nhiên, màn trình diễn của họ vẫn là rất đáng khen và ẩn chứa nhiều tiềm năng cho những giải đấu sắp tới.

Mùa 6 (2016)

Ừm… đoạn này thì còn chưa nói được. Hãy cùng chờ xem G2 Esports, Splyce và H2k sẽ có kết quả ra sao ở CKTG năm nay nhé!

Theo ESPN

Nguồn: Liên Minh 360

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang