SKT T1 gặp khủng hoảng: Liệu Bengi có quay lại ?

Lý do đằng sau sự vắng mặt của bengi trong màu áo SKT thời gian vừa qua, và liệu anh có trở lại trong những thời khắc mà SKT cần anh nhất?

Sau những trận thua đầy bất ngờ của tại MSI 2016, cộng đồng người hâm mộ của SKT đang cảm thấy nhớ Bae “bengi”Seong-woong nhiều hơn bao giờ hết. Mặc dù phong độ của cả đội đều đang có dấu hiệu đi xuống, màn trình diễn của Kang “Blank” Sun-gu vẫn là thứ bị mang ra chỉ trích nhất. Không tạo được áp lực cần thiết trên bản đồ, mắc lỗi vị trí trong giao tranh và thường xuyên để thua trong những tình huống đấu trừng phạt là những gì dễ nhận thấy nhất ở người đi rừng trẻ tuổi của SKT trong những trận đấu vừa qua.

bengi-1

Mặc dù chuỗi 4 trận không biết đến chiến thắng của đại diện đến từ LCK là vô cùng đáng thất vọng, đội tuyển có nhiều điều cần phải cải thiện và khắc phục hơn là việc tập trung vào việc đổ lỗi cho Blank. Sự trở lại của Bengi có thể sẽ được Kkoma nhắm đến, tuy nhiên, điều quan trọng là những người hâm mộ cần phải biết nếu mang bengi trở lại thì SKT sẽ nhận được gì, tại sao Blank được chọn để thay thế anh ấy tại Season X IEM World Championship ở Katowice, và tại sao bengi sẽ trở thành một lựa chọn tốt hơn cho SKT trong giai đoạn khủng hoảng này của họ.

Kinh nghiệm của bengi

Tất nhiên trên lý thuyết, SKT  chưa hoàn toàn bị loại khỏi cuộc chơi; và chừng nào nhà vua còn ở đó, những kẻ thách thức vẫn chưa thể kê cao gối ngủ ngon. Giải đấu quốc tế gần nhất mà SKT thất bại là tại Mid-Season Invitational 2015 sau một cuộc đấu trí cân não căng thẳng với Edward Gaming, trong một trận đấu phải kéo dài đến game thứ 5.

Còn nhớ trong trận bán kết với Fnatic tại giải đấu đó, bengi đã tự tin mang vào lựa chọn Nunu trong những thời khắc quan trọng nhất và khiến cho Kim “Reignover”Yeu-jin khốn khổ như thế nào. Với khả năng cướp rừng tuyệt đối của mình, lựa chọn đầy bất ngờ và hoàn toàn out-meta trong trận đấu mang tính sống còn (game 5) đủ để cho thấy đẳng cấp và kinh nghiệm trận mạc dầy dặn của người đã từng 2 lần giương cao chiếc cúp bạc danh giá nhất của Liên Minh Huyền Thoại thế giới.

Từng là một trong những thành viên được lựa chọn trong hàng ngũ tân binh của đội hình SK Telecom T1 #2, nhiệm vụ của bengi được trao cho khi ấy là thường xuyên có mặt tạo áp lực hỗ trợ cho đồng đội đặc biệt là khu vực đường giữa với sự hiện diện của Lee “Faker” Sang-hyeok. SK Telecom T1 #2 khi ấy dành chiến thắng bằng cách lấy lợi thế ở giai đoạn đi đường trước khi dần dần bóp nghẹt đối thủ bằng sự chênh lệch kỹ năng.

bengi-2

Thành công của SKT khi ấy đến ngay ở giai đoạn OGN Mùa Xuân năm 2013, bằng việc có được vị trí thứ 3 chỉ sau lần đầu tham dự. Sau đó, SK Telecom T1 #2 bắt đầu tiếp tục phát triển và ngày càng khẳng định được bản sắc của mình. Vai trò của bengi khi ấy cũng chuyển từ một người chơi có thiên hướng hỗ trở đơn thuần sang một kẻ có khả năng cầm trịch và kiểm soát nhịp độ trận đấu. Bằng cách thường xuyên có mặt ở phần rừng của đối phương để tiến hành kiểm soát tầm nhìn, bengi tạo điều kiện cho các đường có khả năng đẩy cao an toàn mà không gặp nguy hiểm.

Tâm lý của Blank

Ở chiều ngược lại, kinh nghiệm của Blank là hoàn toàn không thể nào đủ để mang ra so sánh với một trong những ngôi sao sở hữu kinh nghiệm dày dặn nhất thế giới. Những trận đấu chuyên nghiệp đầu tiên của Blank là trong màu áo của đội tuyển Star Horn Royal Club thay thế cho Choi “inSec” In-seok khi cựu tuyển thủ của KT Bullet gặp phải chấn thương.

Trong 8 trận đấu đó, Blank chỉ dành được vỏn vẹn 3 chiến thắng và phải nhận 5 thất bại, dù kết quả này, hiển nhiên, không phải lỗi của anh. Tinh thần của Royal khi ấy đã xuống đến mức thấp nhất và những thất bại kéo đến chỉ là điều hiển nhiên. Mặc dù vậy, khởi đầu không mong muốn đó vẫn có vẻ như là một thứ gì đó luôn tồn tại trong tâm trí và ảnh hưởng đến tâm lý của anh ngay cả khi đã chuyển đến SKT sau này. Kim “kkOma”Jung-gyun cho rằng một trong những điều làm nên thành công của SKT tại IEM Katowice là họ đã tìm ra cách để khắc phục vấn đề tâm lý bất ổn của Blank.

blank

Những vấn đề

Hiển nhiên, với màn trình diễn tồi tệ trong thời gian vừa qua, tinh thần của Blank lúc này, như chúng ta có thể tự đoán, có lẽ đã hoàn toàn sụp đổ.

SKT tiến vào MSI với chiếc đai của nhà vô địch LCK quanh lưng, và những thát baị liên tiếp trước Flash Wolves, Royal Never Give Up và CLG giống như một cái tát mạnh vào niềm kiêu hãnh của các vị thần. Thất bại hoàn toàn trước đại diện của Đài Loan trong lần tái đấu là bằng chứng rõ ràng nhất cho nhận định này.

Kể cả khi tình huống để mất Baron vào tay Hung “Karsa” Hauhsuan có thể đổ tại do sự khác biệt về chất tướng, nó là tiêu biểu cho vấn đề dễ thấy nhất mà SKT đang gặp phải ở giai đoạn này – sự hụt hơi ở những tình huống mang tính quyết định. Quan trọng nhất, những lỗi giao tiếp mà họ hay gặp phải ở giai đoạn lượt đi của LCK đang có vẻ như có dấu hiệu trở lại. Đây cũng là nhận định của Maple sau chiến thắng thứ hai trước đại diện đến từ Bắc Mỹ.

maple-interview-day-3-MSI-2016

Vận hành lối chơi

Thiếu đi sức mạnh của Faker ở đường giữa và khả năng kiểm soát của Blank từ trong rừng, SKT dễ dàng sụp đổ. Họ đã dành phần lớn thời gian ở LCK Mùa Xuân 2016 để phát triển lối đánh chắc chắn và kéo trận đấu về cuối để tạo điều kiện cho Bae “Bang” Jun-sik tỏa sáng. Lối chơi này đặt vào tay Faker những vị tướng có khả năng xóa sổ lính và sở hữu lượng khống chế diện rộng như Azir, Lissandra và Lulu để phục vụ cho những tình huống giao tranh.

Trong khi Faker có điều kiện đẩy lính vào trụ liên tục để tạo lợi thế kiểm soát các đường, cả Bang và Blank đều cầm những vị tướng xạ thủ có sát thương theo thời gian (DPS) cao để nhắm đến việc chiếm lấy các mục tiêu. Ở phía trên, Lee “Duke” Ho-seong sử dụng những vị tướng có thiên hướng mở giao tranh hoặc đẩy lẻ tùy theo những tình huống khác nhau.

SKT-LCK-MSI-2016-img-02

Lý do của sự thay đổi

Ở meta rừng của những vị tướng xạ thủ như Graves hay Kindred, SKT không tìm thấy được một quân bài thích hợp dành cho bengi để thực hiện những pha xâm lăng và kiểm soát tầm nhìn sở trường. Trong khi những lựa chọn Rumble hay Udyr không mang lại kết quả cao, Graves trong tay bengi hoàn toàn mất hút. Kể cả trong những chiến thắng của SKT, bengi vẫn không có được những màn trình diễn hiệu quả như trước đây, kể cả với lựa chọn Reksai sở trường ở giai đoạn mùa trước.

Điều này có thể không có nhiều ảnh hưởng đến đường dưới của họ nhiều, khi Bang luôn thi đấu an toàn so sánh với sự khát máu của cựu xạ thủ Chae “Piglet” Gwang-jin. Trong khi đó, Faker đã, và sẽ luôn dễ dàng có những tình huống hổ báo quá mức. Và sự thiếu hụt tầm nhìn cung cấp của bengi còn ảnh hưởng đến cả đường trên của họ khi Duke thường không có những con mắt đủ tốt để sử dụng những tình huống dịch chuyển.

bengi-4

Mặc dù Blank không có được sự kiểm soát tầm nhìn và tích cực thực hiện những tình huống gây sức ép và hỗ trợ đồng đội như bengi, lượng tướng mà Blank có thể sử dụng rõ ràng là nhiều hơn. Phong cách chơi của Blank cũng thường là giữ vị trí và chơi như một chủ lực thay vì những tình huống mở giao tranh. Trước khi gặp trục trặc bởi phong cách chơi của các đội tuyển nước ngoài, chiến thuật này vẫn vận hành tốt và mang đến cho họ chiếc cúp vô địch của LCK Mùa Xuân 2016.

Sự xuất hiện của Bengi có thể làm người hâm mộ yên tâm hơn và cũng giảm áp lực mà Faker phải gánh chịu ở đường giữa, tuy nhiên, nó giống như việc chơi với một con dao hai lưỡi khi Bengi thực sự không thể làm chủ được những vị tướng mạnh hợp meta giống như những gì Blank làm được.

Vai trò của Bengi sau hậu trường có lẽ là những gì hợp với anh nhất ở thời điểm này. Tuy nhiên, khi đã bị dồn vào chân tường với không còn gì để mất, liệu SKT có dám mạo hiểm sử dụng anh với hy vọng tạo ra một phép màu?

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang