9 game kinh dị cực hay và thú vị phù hợp để chơi trong tháng cô hồn
9 tựa game dưới đây có cốt truyện ma mị và hấp dẫn chắc chắn sẽ giúp bạn tiếp cận với thế giới bên kia rất nhanh trong qua trình chơi game trong tháng cô hồn
Agony
Agony là sản phẩm đầu tay của hãng game đến từ Đức Madmind Studio và việc game hoãn thời gian vô thời hạn khiến nhiều game thủ cảm thấy vô cùng thấy vọng vì theo thực tế đã có rất nhiều game thủ trông chờ ngày ra mắt của tựa game này để có thể trải nghiệm độ kinh dị đến rợn người trong game. Những yếu tố khiến người chơi cảm thấy thích thú bởi Agony có nhịp độ trong game khá chậm rãi, mang tính lén lút và sinh tồn nhiều hơn những tựa game lấy chủ đề từ địa ngục khác.
Cách chơi cơ bản của Agony sẽ được giới thiệu đầy đủ trong nửa tiếng đầu tiên, hầu hết đều xoay quanh phương thức di chuyển. Có đôi ba thứ quan trọng mà chúng ta cần chú ý chẳng hạn như thắp, nhặt đuốc, ném chúng, hay quơ quẩy đuốc để đuổi những thứ đe dọa đi. Nhưng chủ yếu, đoạn demo này thành công nhất trong việc xây dựng được không khí và sự căng thẳng, bạn không cần chú tâm quá vào vấn đề hành động mà hãy trải nghiệm cảm giác mà game đem đến. Điều này sẽ được cảm nhận rõ nhất qua những màn giải đố, những thời gian bạn chạy quanh vừa khám phá địa ngục vừa lẩn nấp kẻ thù.
Ẩn nấp và dò thám là hai yếu tố khác mà đoạn demo này tập trung vào. Và nó thực sự quan trọng vì lũ ác quỷ luôn lùng sục khắp các lối hành lang, chỉ cần một động tĩnh nhỏ là xem như bạn tiêu tùng. Chúng sẽ săn đuổi bạn mọi hang cùng ngõ tận rồi xé xác bạn bằng cách tàn bạo nhất có thể, đâm vào ngực bạn liên tục cho đến khi bạn mất hết máu mà chết chẳng hạn. Vậy nên hãy luôn nhớ thật kĩ, hãy dò xét mọi ngõ ngách thận trọng và kín tiếng, di chuyển nhẹ nhàng và chắc chắn không gây kinh động đến lũ quỷ xung quanh, đó sẽ là chìa khóa sống còn của bạn trong game đấy.
Call of Cthulhu
Dựa theo tiểu thuyết "Call of Cthulhu" được H.P Lovecraft sáng tác năm 1981, nhà sản xuất Cyanide Studios đã phát triển một tựa game cùng tên với thể loại thế giới mở - nhập vai – kinh dị - sinh tồn. Ngoài cốt truyện của Call of Cthulhu, game cũng sử dụng nhiều yếu tố của vũ trụ kinh dị Lovecraftian – một sản phẩm sáng tạo khác của H.P Lovecraft.
Call of Cthulhu: The Official Videogame đưa người chơi dõi theo chuyến phiêu lưu của Thám tử tư Edward Pierce, người đang điều tra về án mạng của một nghệ sĩ nổi tiếng và gia đình ông. Càng lần ra nhiều manh mối, Edward Pierce lại phát hiện được thêm những tình tiết ghê rợn và siêu nhiên khác. Theo những gì được miêu tả trong trailer, Call of Cthulhu là trò chơi nhập vai điều tra theo hướng kinh dị tâm lý và sử dụng gameplay ẩn nấp, lén lút.
Call of Cthulhu được giới thiệu lần đầu tại E3 2016. Một năm sau đó, tại E3 2017 , Focus Home Interactive tiếp tục quảng bá về tựa game này với nhiều hứa hẹn. Theo dự kiến, trò chơi sẽ xuất hiện trên 3 hệ máy PC, PS4 và Xbox One.
Days Gone
Tựa game Days Gone đưa mỗi người chơi vào những khu vực khá ngột ngạt, trống trải và lạnh lẽo. Với chỉ rất ít người sống sót cùng những kẻ cướp dấu mặt xuất hiện trên đường phố và trong những khu rừng rậm rạp. xung quanh họ luôn tồn tại những tên zombie từ sau sự kiện khải huyền kinh tởm lang thang ở mọi nơi. Và con đường duy nhất của sự sống là phải chiến đấu với nó.
Điều duy nhất khiến bạn có thể tiếp tục sống sót chỉ là nguồn tài nguyên ít ỏi bạn có thể kết hợp nó với nhau, và điều khiễn chiếc xe máy cũ kĩ. Theo lời Bend Studio, đồng phát triển series Syphon Filter và Uncharted: Golden Abyss, thế giới mở sắp ra mắt của Days Gone sẽ gần như là một cuộc hành trình rộng lớn để đi tìm ra những câu trả lời về nguồn gốc của nó, mà để thực hiện được điều này, bạn phải có 1 hoài bão khám phá vô cùng vững chắc.
DayZ
DayZ đưa người chơi tới một thế giới giả tưởng nơi dịch bệnh Zombie nổ ra, bạn sẽ liên tục gặp phải những gã Zombie vật vờ như người say rượu và sẵn sàng lao vào "tặng" bạn những cái ôm nồng thắm nhất có thể. Bạn sẽ phải tìm vũ khí để chiến đấu chống lại chúng hoặc chấp nhận bỏ chạy để giữ lại mạng sống quý giá của mình. Tuy nhiên, DayZ dường như nhấn mạnh vào sự tương tác giữa người với người hơn là cuộc chiến của con người với Zombie khiến cho người chơi trải nghiệm được rõ hơn sự biến mất của các chuẩn mực đạo đức trong xã hội khi mà đại dịch Zombie nổ ra.
Trong cái thế giới hỗn loạn này, mục tiêu của bạn đó là phải cố gắng sống sót bằng cách tìm kiếm cho mình thức ăn, vũ khí, chỗ ở và chống trả lại những kẻ muốn cướp đi mạng sống của mình. Nếu bạn đã quen với cơ chế của Arma II thì việc làm quen với DayZ sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Khi tôi bắt đầu tham gia vào thế giới của DayZ, nhân vật của tôi ngay lập tức đã bị tấn công bởi một con Zombie và nhân vật của tôi đã chết ngay lập tức khi tôi phải loay hoay tới 30s để tìm hiểu về hệ thống phím tắt trong game, cố gắng rút vũ khí ra và kết liễu nó. Có lẽ tôi đã tránh khỏi được sự cố này nếu sử dụng tay cầm ngay từ đầu.
Overkill’s The Walking Dead
Sau khi được giới thiệu và gây được sự chú ý lớn trên toàn thế giới thì tựa game co - op online 4 người một đội đập zombie chất lừ Overkill’s The Walking Dead đã chính thức công bố sẽ mở cửa vào mùa thu năm 2018 tới đây trên các hệ máy Xbox One, PS 4 và tất nhiên là cả PC. Tham khảo thêm tại địa chỉ trang chủ: https://www.overkillsthewalkingdead.com/.
Được biết, Overkill’s The Walking Dead là tựa game bắn súng FPS với phần chơi chủ yếu là co-op 4 người (tương tự như Left 4 Dead). Bạn sẽ được đặt trong bối cảnh thành phố Washington DC sau một đại dịch zombie khủng khiếp. Mặc dù chưa tiết lộ rõ ràng tuy nhiên Payday Overkill cho biết mỗi thành viên trong nhóm chiến đấu đều có những kỹ năng riêng biệt khác nhau.
Cùng lấy bối cảnh trong The Walking Dead tuy nhiên sản phẩm của Payday Overkill lại khác hoàn toàn so với series quen thuộc Telltale Games. Overkill’s The Walking Dead không mang nặng về cốt truyện mà lại tập trung nhiều hơn vào yếu tố hành động và bắn súng tốc độ cao. Game cũng sẽ có hệ thống nhiệm vụ chính tuyến và phụ tuyến để người chơi khám phá. Phần thưởng từ những nhiệm vụ này sẽ cung cấp cho bạn nhiều nhu yếu phẩm để sinh tồn.
State Of Decay 2
Một trong những điều khiến cho State of Decay 2 nổi bật là việc bạn sẽ không chơi như một nhân vật, mà là một cộng đồng. Bạn sẽ phải quy tụ những người sống sót trong suốt hành trình của bạn, và hầu hết mọi việc họ làm là “ngồi không” trong căn cứ có thể tùy biến của bạn. Nếu nhân vật bạn đang chơi trở nên mệt mỏi hoặc bị thương, bạn có thể chuyển sang điều khiển một nhân vật khác. Mỗi nhân vật sẽ có các tính cách riêng biệt và các kĩ năng ngẫu nhiên, như Demond, một cựu trợ lý cửa hàng yêu thích âm nhạc, biết “hack” xe nhờ vào quá khứ không mấy tốt đẹp của mình.
Các nhân vật được tạo ngẫu nhiên thật sự không phải là một điều gì quá mới mẻ, nhưng mỗi nhân vật trong State of Decay 2 đều có những quá khứ khác nhau, những câu thoại đặc trưng, đem đến cho người chơi một cảm giác rất “thật”. Ví dụ, những đoạn phim của Ash đều có liên quan đến một tình huống ngẫu nhiên, một liều thuốc tinh thần cho cô ta nếu như chúng ta có thể bằng một cách nào đó tìm được một chiếc máy chiếu trong địa ngục trần gian này. Không mấy khác biệt so với hệ thống Nemesis của Shadow of Mordor, nhưng hệ thống của game đã được điều chỉnh phù hợp để tạo ra một nguồn cung cấp nhu yếu phẩm vô tận cho những người sống sót thay vì những con Orc tàn bạo.
Bạn sẽ dành phần lớn thời gian của mình để đáp ứng các nhu cầu của người dân, thu thập các vật liệu như thực phẩm và vật dụng y tế, hoặc nâng cấp cơ sở hạ tầng để bổ sung thêm nhiều nhứ như một viện xá để điều trị các vết cắn zombie. Về mặt lý thuyết, bạn có thể xây dựng một căn cứ hoàn toàn tự duy trì, với nước và năng lượng được rút ra từ các tòa nhà lân cận, nhưng trong thực tế điều này gần như là không thể, buộc bạn phải liên tục xâm nhập vào vùng hoang dã.
The Forest
Đa số các tựa game sinh tồn không đầu tư quá nhiều vào cốt truyện mà chỉ tập trung vào sự trải nghiệm của người chơi, nhưng The Forest là một tựa game hoàn toàn ngược lại. Cốt truyện của tựa game này cực kỳ rối não và phải tốn rất nhiều thời gian để người chơi tìm hiểu được cốt truyện này.
Vào game người chơi sẽ vào vai một hành khách bị tai nạn máy bay và rơi xuống một hòn đảo, và thật không may khi trong lúc hoảng loạn, con trai của ông bị một người lạ mặt bắt cóc. Xuyên suốt trò chơi là quá trình sinh tồn cũng như khám phá hòn đảo, người chơi sẽ phải đối mặt với bộ tộc ăn thịt người cùng những con quái vật gớm ghiếc.
Sau quá trình gian khổ tìm kiếm những bí ấn khắp bản đồ, người chơi sẽ khám phá ra rằng hòn đảo naỳ là một căn cứ thí nghiệm, và những thổ dân ăn thịt người kia chính là vật thí nghiệm đã trốn thoát sau khi căn cứ này bị phá hủy. Nhưng trớ trêu thay, sau một lúc khám phá người chơi sẽ nhận thấy người bắt cóc con trai mình chính là bản thân ở tương lai, vì quá thương con nên người cha đã sử dụng máy thời gian để tìm cách cứu con mình. Mặc dù hơi rối rắm nhưng nếu chơi thử, người chơi sẽ hiểu được cốt truyện.
The Inpatient
Tựa game khởi đầu một cách vô cùng căng thẳng, khi bạn, trong vai một bệnh nhân, bị trói chặt vào chiếc ghế và để quản lý bệnh viện, Jefferson Bragg tra hỏi. Đây cũng là nét tinh tế nhất của tựa game. Dù rằng bạn được phép chạy vòng quanh bệnh viện, khám phá những mảng quá khứ đã bị lãng quên thông qua những đồ vật khơi gợi lại ký ức của bạn. Nhưng không có những câu hỏi đầy căng thẳng, The Inpatient sẽ không thể có được sức hút như hiện tại.
Giống hệt như Until Dawn, những lựa chọn khi trả lời câu hỏi sẽ dẫn tới những kết cục khác nhau đối với từng nhân vật trong game. Supermassive Games là một nhà phát triển khá là mê "hiệu ứng cánh bướm", nên đôi lúc chỉ sau khi sự đã rồi, bạn mới nhận ra những gì mình đã lựa chọn có tác động tích cực cũng như tiêu cực ra sao.
Thế nhưng, dù cho cốt truyện thì đơn giản, những cảnh hành động hoặc căng thẳng thì quá ít so với Until Dawn, The Inpatient vẫn cứ là một tác phẩm phải chơi trên nền PS4 cũng như chiếc kính thực tế ảo PSVR, đơn giản vì thế giới của game quá ấn tượng và cuốn hút. Để rồi sau tất cả, câu hỏi lớn nhất mà chính tựa game đưa ra yêu cầu bạn đi tìm lời giải đáp chính là "tôi là ai?"
We Happy Few
Trong We Happy Few, không có một ai không hạnh phúc cả. Ai cũng nở những nụ cười ngoác đến mang tai. Bạn sẽ rất nhanh chóng đặt ra câu hỏi, trong xứ sở thiên đường nơi ai cũng tươi roi rói, vui vẻ nhiệt huyết thì có gì đáng để làm game? Lý do khiến tất cả những con người trong thế giới giả tưởng của London những năm 1960 bị bắt ép uống một loại thuốc có tên Joy khiến cho họ cảm thấy hạnh phúc. Và tác dụng phụ là gì? Ảo giác khủng khiếp khiến cuộc đời chỉ có màu hồng.
Vì sao họ lại phải uống Joy? Câu chuyện của We Happy Few lấy bối cảnh hậu thế chiến thứ hai, khi quân Đức xâm chiếm thành công đất nước Anh. Và cư dân Wellington Wells đã làm được một việc để đuổi quân Đức khỏi quê hương của họ, trong game chỉ được đề cập với cái tên "A Very Bad Thing" (Điều cực kỳ tồi tệ). Không ai còn nhớ chuyện đó là gì, xảy ra như thế nào, nhưng sau đó toàn bộ người dân đã phải hứng chịu cảm giác tội lỗi mãi về sau.
Lo sợ cảm giác tội lỗi và chán nản sẽ khiến cả cộng đồng suy sụp, Joy ra đời, giống như một thứ ma túy gây ảo giác, một món thuốc khiến rất nhiều nghệ sỹ nước Anh mê mẩn, tạo ra những tác phẩm âm nhạc để đời trong khi phê thuốc.
Và đến một ngày, nhân vật chính của game quyết định không uống thuốc nữa. Cuộc phiêu lưu của bạn bắt đầu, với những hiện thực tăm tối, kinh dị đến mức khủng khiếp đội lốt cuộc sống chỉ có màu hồng tươi đẹp rực rỡ không một gợn đen của sự buồn thảm thê lương.
Nhân vật nào trong game cũng cười toe toét, và chính điều đó khiến người xem trailer bị hoảng sợ vì thứ thuốc đầu độc con người, khi mỗi người đều đeo lên mặt một lớp mặt nạ trắng toát che giấu mọi cảm xúc phía sau. Và nếu bị bắt trong quá trình trốn chạy, bạn sẽ phải chơi lại game từ đầu, và vẫn chưa biết game có hệ thống save ra sao nếu game cực kỳ khó nhằn như thế này.
Bài cùng chuyên mục