Những điều kì lạ được đặt vào các tựa game (Phần 1)
Trong thế giới game, lỗi thường để ám chỉ một số trường hợp liên quan đến mã lệnh, chất lượng đồ họa, lối chơi, ... nhưng đôi khi lỗi lại là những thứ rất kì quặc được thêm vào game, có lúc cố ý, có khi vô tình
Để làm ra một trò chơi điện tử, thường các nhà phát triển phải mất một thời gian dài và cần rất nhiều nguồn nhân lực, dẫn đến việc có rất nhiều khả năng xảy ra lỗi ở sản phẩm cuối cùng. Những lỗi này thường bị giới hạn, hoặc chỉ là lỗi đồ họa gây buồn cười nhẹ. Nhưng thỉnh thoảng, các nhà phát triển lại bỏ qua những lỗi nghiêm trọng - và cái kết đôi khi rất bất ngờ.
Một cái ... mông đã khiến Microsoft chi ra nửa triệu đô-la (Có lẽ) - Halo 2
Halo 2 là một tựa game định hình nên thể loại bắn súng, và giúp Xbox được xác nhận là một nền tảng chơi game nhiều người, đồng thời phổ biến đến mức được port sang PC dưới dạng game độc quyền cho dịch vụ Games for Windows và Xbox One trong phiên bản Halo: The Master Chief Collection. Cả hai phiên bản của bản port đều bao gồm vô số cải tiến - tuy nhiên, chỉ có phiên bản trên Games for Windows là bao gồm ... "một phần ảnh khỏa thân".
Khi Halo 2 được port sang PC, các nhà phát triển tại Bungie đã có một trò đùa xung quanh một định dạng tập tin dành cho hình ảnh 3D được lưu với đuôi .ASS. Định dạng này thường gây ra tình trạng văng game và bị lỗi, mà nhân viên của Bungie nói hài hước là "Lỗi của cái mông". Tại một số thời điểm, một anh hùng không tên đã gắn một bức ảnh về một trong số các Trưởng bộ phận kĩ thuật của game, Charlie Gough, nhấp nháy ... cái mông của anh ta cho thông báo lỗi này như một trò đùa - và rồi quên gỡ bỏ nó
Bộ phận ESRB đã phát hiện ra, và thông báo cho Microsoft rằng họ phải thu hồi mọi bản game để đặt một sticker mới trên hộp, nhằm cảnh báo khách hàng về sự thật được chôn vùi trong dòng lệnh của game là một tấm ảnh của một ... cái mông. Không ai biết Microsoft đã mất tổng cộng bao nhiêu tiền cho ... cái mông đó, nhưng con số thường được mọi người đồn đại nhiều nhất là nửa triệu đô-la.
Một tập của phim hoạt hình South Park nằm trong đĩa game - Tiger Woods PGA Tour 1999
Không phải mọi trò chơi đều được tạo ra với dung lượng giống nhau - và không có lúc nào rõ hơn khi bạn nhìn vào không gian của mỗi tựa game chiếm trên một cái đĩa (những người đã từng thử cài đặt GTA V trên Xbox 360 sẽ rất vui để kể cho bạn nghe). Khi một tựa game không lấp đầy toàn bộ không gian có sẵn trên một cái đĩa, thường thì các nhà phát triển chỉ đơn giản là làm đầy nó bằng tập tin rác, vốn để lại rất nhiều chỗ để ... nghịch.
Ít lâu sau khi game Tiger Woods PGA Tour 1999 dành cho máy PlayStation được hoàn tất - nhưng trước khi nó được in ra đĩa và được chuyển đi - ai đó ở EA đã nhận thấy vẫn còn vừa đủ không gian trong đĩa cho một đoạn video dài 5 phút. Vì không muốn không gian này trở nên vô dụng, và cũng đang tìm một cơ hội để làm điều gì đó ... vui vui, người "không tên" này đã ... bỏ luôn một tập phim South Park có tên "Jesus vs. Santa" vào đĩa và lưu lại dưới một tập tin mang tên ... Zzdummy.dat. EA đã chuyển đi 100 ngàn bản của game trước khi ai đó nhận ra điều này, và hoàn toàn có thể mở file này ra bằng cách bỏ đĩa vào PC. EA đã tìm mọi cách để thu hồi mọi bản game, nhưng dường như nỗ lực đó không hoàn toàn thành công.
Mã lệnh Konami - Game Gradius
Lên, lên, xuống, xuống, trái, phải, trái, phải, A, B. Trình tự này, còn được biết đến với tên gọi Mã lệnh Konami, đã in sâu vào đầu hàng triệu game thủ khi nó xuất hiện trong hàng trăm tựa game. Dòng lệnh này thậm chí còn xuất hiện trong các bộ phim và trong thế giới thực - một website tên gọi konamicodesites yêu cầu bạn thực hiện mã lệnh Konami để truy cập vào (Nhưng vẫn chưa rõ thực hiện trên máy tính thì A với B sẽ là phím nào).
Sau đó, rất lạ lùng là dòng mã lệnh này không bao giờ thật sự có ý nghĩa khi áp dụng nó trong tựa game đầu tiên sản sinh ra dòng mã lệnh này, game Gradius, dành cho hệ máy Famicom và máy NES. Theo như huyền thoại Kazuhisa Hashimoto, trưởng nhóm thử nghiệm game, đã quyết định làm cho việc chơi Gradius dễ hơn một chút bằng việc tạo ra một dòng lệnh cung cấp cho ông toàn bộ vật phẩm nâng sức mạnh. Hashimoto đã quên xóa nó đi, sau đó nó được tìm thấy bởi một game thủ khi người này ... bấm ngẫu nhiên các nút trên máy.
Có 1 điều lạ là Mã lệnh Konami ... không dùng được trong tựa game đã tạo ra nó
Khi được hỏi về việc tại sao ông lại thiết lập một sự kết hợp phím bấm cụ thể mà sau này đã trở thành "huyền thoại" như vậy, Hashimoto thừa nhận là ... không thật sự có một câu trả lời. "Ý tôi là, tôi là người sử dụng nó." Ông chỉ ra. "Tôi chỉ đặt nó vào thứ gì đó mà tôi có thể nhớ một cách dễ dàng." Và như vậy, chỉ vì muốn trở nên dễ nhớ với dãy phím bấm kể trên, Hashimoto đã vô tình "khai sinh" ra một dòng mã lệnh nổi tiếng của riêng những tựa game do Konami thực hiện, mà mãi đến tận bây giờ vẫn còn được sử dụng.
(Còn tiếp...)
Bài cùng chuyên mục