Những mặt tối của ngành công nghiệp game luôn bị giấu khỏi game thủ
Ngành công nghiệp nào cũng có mặt tối của nó và trò chơi điện tử cũng không là ngoại lệ
Ngành công nghiệp trò chơi điện tử ngày nay đã tạo nên một thế giới khiến cho cộng đồng game thủ phải thừa nhận rằng, nó đã trở nên hoàn mỹ hơn nhiều so với thế giới thực. Điều này cũng dễ hiểu khi mà các trò chơi hiện tại có thể giúp cho người chơi giải tỏa những mệt mỏi, áp lực một cách tốt hơn bao giờ hết bằng việc hòa mình vào một thế giới hoàn toàn mới. Tuy nhiên liệu bạn có thắc mắc rằng mình đã thật sự hiểu được những gì đang diễn ra về nền công nghiệp trò chơi điện tử chưa?
Trong quá khứ, số tiền thu được từ các tựa game không tới tay những người sáng tạo game, mà rơi vào tay của các nhà phát hành
Đây có lẽ là điều mà rất nhiều người chơi game thường nhầm lẫn. Người chơi nghĩ rằng khi mình bỏ tiền mua game thì số tiền ấy sẽ đi vào túi của những nhà sáng tạo, tạo điều kiện để họ có thể cho ra đời thêm nhiều những siêu phẩm xuất sắc hơn nữa. Suy nghĩ ấy là một điều hoàn toàn sai lầm.
Tiền từ các game thủ không hề chảy vào túi những nhân viên sáng tạo game
Như Simon Roth, một trong những nhà phát triển game nổi tiếng phát biểu vào năm 2012: "Hầu hết những người phát triển và sáng tạo trò chơi điện tử đều được trả tiền một lần cho công việc của họ cho dù trò chơi có hiệu quả tới đâu. Những người duy nhất có thể nhận được tiền bản quyền từ một trò chơi chỉ là quản lý cấp cao, hoặc đơn giản là diễn viên lồng tiếng". Câu hỏi tiền từ các game thủ đi đâu ư, hãy cứ hỏi các nhà phát hành game.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của làng game hiện nay, sự mất cân đối thu nhập này đã dần dần được kéo giãn trở lại.
Game thủ là mục tiêu tấn công dễ dàng và phổ biến nhất của các hacker
Những nghiên cứu đến từ Trend Micro cho biết rằng, game thủ chính là những đối tượng mà các hacker thường xuyên nhắm đến cũng như là mục tiêu dễ bị tổn thương nhất.
Game thủ được coi là đối tượng tấn công tiềm năng cho các hacker
Game thủ thường là những nạn nhân đầy tiềm năng, một phần vì đa số họ điều là những người có kinh tế ổn định, hiếm một người nghèo khổ nào có dư dả thời gian để chơi game.Thêm vào đó thì game thủ thường dễ bị dụ bởi những email mang nhứng nội dung lừa đảo, điển hình như yêu cầu yêu cầu hoàn thành các khảo sát về game hay bảo mật thông tin tài khoản. Bằng cách ấy, họ có thể hack vào thẻ tín dụng hoặc lấy đi thông tin cá nhân của bạn.
Vào năm 2017, The Verge đã phanh phui ra việc một công ty Trung Quốc đã hack các tài khoản Xbox và sau đó bán thông tin của người dùng trên chợ đen. Điều tệ hơn là họ thậm chí còn bắt đầu hành động của mình vào năm 2015, và Microsoft hoàn toàn không có phương án phản kháng.
Thế nên anh em hãy cứ cẩn thận nhé.
Điều kiện làm việc của những nhân viên trong các công ty game không hề lý tưởng
Được chơi game cũng như là tạo ra một tựa game hấp dẫn là mơ ước cả đời của rất nhiều người. Nhưng nếu bạn biết được những điều sau đây thì chắc ước mơ để trở thành một nhà sáng tạo game của bạn sẽ tan thành mây khói.
Đừng nghĩ làm nhà sáng tạo game là vui vẻ nhé
Tấm màn bí mật bị vén lên lần đầu tiên vào năm 2004, khi mà Erin Hoffman, vợ của một nhân viên làm việc tại EA tiết lộ sự thật về công việc của chồng mình. Như cô chia sẻ, chồng mình phải làm việc 12-13 tiếng mỗi ngày, đủ 7 ngày trong tuần và thậm chí còn phải làm thêm giờ không lương. Nên nhớ đó là EA nhé, một công ty lớn và cũng là nguồn gốc của những tựa game như FIFA.
Một vài năm sau, không chỉ EA mà cả Rockstar - cha đẻ của dòng game GTA cũng dính vào vụ việc tương tự. Những giờ lao động mệt mỏi và áp lực, căng thẳng và stress quá độ, gần như không có thời gian cho gia đình. Bạn đã nghĩ lại về ước mơ trở thành một nhà sáng tạo game chưa.
Nhà phát hành sẵn sàng bỏ tiền để mua những bình luận tích cực về game của mình
Vào năm 2010, Tae Kim - một nhà phân tích game chuyên nghiệp đã tiết lộ rằng Activision liên tục ve vãn, tiếp cận và mua chuộc anh để đưa ra những đánh giá tích cực cho tựa game Call of Duty: Black Ops của mình. Và bạn biết anh chàng này được hứa hẹn những gì không, một chuyến du lịch được bao toàn bộ chi phí, trực thăng riêng Ojai Valley và Spa ở California để tận hưởng.
Giao dịch như thế này là điều mà rất nhiều nhà phát hành từng làm
Tương tự như vậy, Warner Bros cũng đã bỏ tiền cho nhiều người dùng Youtube để mua lấy những phản ứng tích cực của họ cho tựa game Middle-earth: Shadow of Mordor của mình. Chẳng hay ho gì lắm, nhưng nó gần như là luật bất thành văn trong làng game rồi.
Bài cùng chuyên mục