Bóc trần 10 thủ thuật gây ám ảnh không thể thiếu trong các bộ phim kinh dị kinh điển
Những chiêu trò jumpscare từ lâu là một phần không thể thiếu để làm nên một tác phẩm kinh dị. Dù đã quen mặt gọi tên nhưng sự góp mặt của chúng trong phim góp phần mang lại trải nghiệm kinh hoàng cho khán khi thưởng thức điện ảnh.
Không khác gì những tác phẩm khác, những bộ phim kinh dị kinh điển vẫn vận dụng những thủ thuật quen thuộc và cũng chính nhờ điều này đã làm nên những đặc trưng riêng cho từng bộ phim.
1. Jumpscare
Jumpscare chỉ những màn hù dọa bất ngờ đột ngột xảy ra nhằm mang lại yếu tố bất ngờ cho khán giả. Tuy nhiên đây lại là con dao hai lưỡi của dòng phim kinh dị. Bởi nếu được vận dụng phù hợp, jumpscare sẽ làm tăng hiệu ứng sợ hãi. Ngược lại, nếu lạm dụng quá đà sẽ dễ gây nhàm chán và tạo cảm giác khó chịu cho người xem.
2. Lợi dụng bóng tối
Có một sự thật là hầu hết các bộ phim kinh dị đều được quay trong bóng tối bởi tâm lý con người thường sợ những gì mà họ không nhìn thấy rõ được. Bóng tối hay màn đêmkhông những giúp che đậy thứ mà đạo diễn muốn chúng xuất hiện bất ngờ mà còn tạo cảm giác căng thẳng, hồi hộp xen lẫn sự ngột ngạt.
3. Kỹ xảo âm thanh
Âm thanh là yếu tố bắt buộc không thể thiếu trong mỗi bộ phim kinh dị bởi đây là yếu tố chủ chốt để khơi gợi nỗi sợ nơi người xem. Tiếng người than khóc, tiếng trẻ sơ sinh, tiếng cười ghê rợn hay thậm chí chỉ là tiếng đồng hồ tích tắc, tiếng võng kẽo cà kẽo kẹt khi được đưa lên phim cũng khiến người hâm mộ rợn tóc gáy.
4. Gương
Bên cạnh các món đồ quen thuộc như búp bê, bàn cầu cơ, gương cũng là vật dụng được các nhà làm phim kinh dị ưu ái sử dụng. Có thể nói, gương đưa vào phim góp phần phản ánh thế giới nội tâm nhân vật và mang lại những pha hù dọa đau tim bởi thông thường sau những cảnh quay nhân vật chính nhìn vào gương, chắc chắn sẽ có sự xuất hiện bất thình lình của các thế lực ma quỷ.
5. Sử dụng triệt để các vật cản
Các vật cản góp phần tạo nên các góc khuất để chuẩn bị cho các màn hù dọa bất ngờ. Các tựa phim kinh dị nổi tiếng như Insidious, It Follows hay The Pact đã vận dụng rất thành công chiêu thức này. Các cảnh quay này khiến khán giả như được sống cùng nhân vật, hồi hộp lo âu không biết sẽ có điều gì chờ đợi mình ở phía trước.
6. Những cảnh quay cận cảnh
Trái ngược với khung hình rộng, các cảnh quay cận cảnh khi zoom vào khuôn mặt góp phần bộc lộ cảm xúc chân thực của nhân vật. Bằng việc zoom vào nhân vật, nỗi sợ mà nhân vật đã và đang trải qua phần nào đó lây lan đến khán giả.
7. Những cử động bất thường
Theo quan niệm thông thường, những gì bất gì luôn ẩn chứa những nỗi nguy hiểm. Nắm bắt được điều này, các nhà làm phim kinh dị luôn tạo nên những chuyển động bất thường gắn liền với nhân vật trong phim. Đó có thể là dáng đi khập khễnh của Marfan trong bộ phim Mama nổi tiếng hay cử động đáng sợ của ma nữ trong Ju-Oh – biểu tượng của làng phim kinh dị Nhật Bản.
8. Những cảnh quay sắp đặt sẵn
Trái ngược với những cử động bất thường là những cảnh quay được sắp đặt sẵn. Thủ thuật này đượ các nhà làm phim vận dụng triệt để nhằm mang lại sự khó chịu, lo lắng bất an khi linh cảm chắc chắn sẽ có một điều gì đó xảy đến với nhân vật trong phim.
9. Sự phá vỡ hình tượng kinh dị truyền thống
Đã qua rồi thời kì sử dụng các nhân vật phản diện là ma quỷ hù dọa con người. Ngày nay, chính việc sử dụng các nhân vật con người gần gũi với người xem mới chính là tác nhân đánh thức nỗi sợ trong lòng người xem.
10. Sự chờ đợi kéo dài
Thủ thuật này mang đến cảm giác trải nghiệm khủng khiếp cho người xem khi phải căng não đợi chờ một điều gì đó bất ngờ xảy đến. Đã có rất nhiều tựa phim kinh điển vận dụng thành công chiêu thức này và đã thành công.
Bài cùng chuyên mục