Có rất nhiều cách sử dụng Tốc Biến Ma Thuật trong LMHT.
Người chơi LMHT vừa có một phát hiện mới với Tốc Biến Ma Thuậtgiúp người sử dụng ngay lập tức có được chỉ số Tenacity*.
*Tenacity là một chỉ số giúp giảm thời gian trúng CC – Crowd Control (Stun, slow,…).
Có rất nhiều cách sử dụng Tốc Biến Ma Thuật trong LMHT. Ngọc này về cơ bản cho phép bạn gây bất ngờ cho kẻ thù khi đột nhiên Tốc Biến ra từ một bụi cỏ hay một vùng không có tầm nhìn, nhưng nếu kẻ địch giỏi trong việc kiểm soát tầm nhìn thì cơ hội để bạn có thể sử dụng nó hiệu quả sẽ ngày càng ít đi.
Tuy nhiên, một người chơi LMHT trên Reddit đã tìm thấy một cách sử dụng hoàn toàn mới cho viên ngọc này. Họ phát hiện ra rằng nếu bạn nhấn phím Tốc Biến Ma Thuật, vừa đủ để bắt đầu animation, thì điều đó sẽ đủ để kích hoạt ngọc Kiên Cường, cung cấp ngay lập tức cho bạn một stack Tenacity giúp bạn giảm thời gian trúng CC sắp tới. Nó không chính xác giống như cách bạn hủy animation của Alistar giữa combo sử dụng Recall (biến về), nhưng nó vẫn là một mẹo khá hay. Trên thực tế, người chơi phát hiện ra mẹo này nói rằng nó rất tốt trong việc giảm thời gian trói chân cảm tưởng như kéo dài hàng giờ đồng hồ của chiêu Q của Morgana, vì vậy giờ đây bạn đã có thể thoát khỏi hiệu ứng trói chân này trước khi trò chơi đá bạn ra ngoài vì tưởng bạn… AFK.
Mẹo Tốc Biến Ma Thuật
Có một vấn đề nhỏ với mẹo này khiến nó gần như hoàn toàn vô dụng, mặc dù nó thực sự là một ý tưởng hay. Để có được cả Kiên Cường lẫn Tốc Biến Ma Thuật, bạn sẽ cần mang cả hệ ngọc Cảm Hứng lẫn Kiên Định, điều mà rất ít nhà vô địch trong trò chơi có thể làm được.
Hầu hết các Tanker, các Support và bất cứ ai đều không thể mang cả Cảm Hứng lẫn Kiên Định nên họ vẫn có thể nhận được mana từ hệ Pháp Thuật hay stack Tenacity từ hệ Chuẩn Xác. Và không một Damage Dealer (người gây sát thương chính) nào lại mang cả hai hệ này, bởi họ sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho chính bản thân mình trong quá trình này. Nếu không mang Chuẩn Xác, Áp Đảo hay Pháp Thuật trong một trong hai hệ ngọc chính hay phụ đều là một tổn thất nghiêm trọng với các Damage Dealer. Các trường hợp sử dụng
Vượt tường móc lốp
Đây là cách sử dụng phổ biến nhất của viên ngọc này và hiệu quả nhất trong các pha gank, roam hoặc núp tường. Chỉ với 2.5 giây niệm, bạn có thể vượt qua mọi thể loại tường từ mỏng cho đến siêu dày và thoải mái vòng ra sau làm cho đối thủ bất ngờ hay hình thành thế gọng kìm giúp thắng giao tranh tổng.
Khiến kẻ địch bất ngờ khi đi đường
Đối với nhiều người chơi, Tốc Biến Ma Thuật là một thứ mà họ rất ít thấy. Chính vì vậy, đôi khi kẻ địch thấy bạn niệm nó khi đang đứng giữa đường sẽ tò mò đứng gần một chút và thế là đột nhiên bạn nhả Tốc Biến Ma Thuật ra, lao thẳng vào mặt chúng rồi kết liễu. Lưu ý, mẹo này chỉ phù hợp chăn gà hoặc đánh ở rank thấp thôi nha.
Núp lùm bắt người
Sau vượt tường móc lốp, đây là cách sử dụng phổ biến thứ hai của Tốc Biến Ma Thuật. Để làm được điều này, bạn cần phải kiểm soát tầm nhìn thật tốt (để đảm bảo thấy được kẻ địch check bụi và bụi núp không có mắt). Tiếp theo thì chỉ việc núp bụi căn khoảng cách kẻ địch đi tới thôi. Mẹo này rất hữu dụng với các tướng mở giao tranh và có khống chế dễ bắt người ví dụ như Alistar, Thresh, Blitz,…
Các trường hợp đặc biệt
- Lissandra: Khi sử dụng Con Đường Băng Giá (E), Lissandra cũng có thể niệm Tốc Biến Ma Thuật để thay đổi vị trí ngay khi xuất hiện từ con đường băng giá và kéo dài khoảng cách dịch chuyển vị trí của mình. Cách này sẽ giúp bạn trở nên khó bị bắt hơn và có thể chọn được vị trí thuận lợi khiến cho kẻ địch bất ngờ, bắt được các mục tiêu quan trọng
- Kết hợp với ngọc Kiên Cường: Nếu bạn đem cả 2 viên ngọc này thì hãy nhớ rằng chỉ cần tap nhẹ Tốc Biến Ma Thuật là sẽ được tăng thêm 15% kháng hiệu ứng rồi đó nhé.
- Ngoài ra có thể còn nhiều trường hợp khác nhưng mình không biết và bỏ lỡ. Ai biết thì hãy đóng góp ở phần cmt để chia sẻ cùng mọi người nhé ^^!
Bởi vậy, mẹo sử dụng kết hợp Tốc Biến Ma Thuật với Kiên Định là một ý tưởng hay nhưng không khả thi, do đó chúng ta không có gì bất ngờ khi tại sao nó chưa từng xuất hiện trước đây. Nhưng liệu có ai sẽ dùng nó không? Có lẽ là không, ít nhất là không thường xuyên.