Bằng việc Ehome mất suất mời trực tiếp tới giải đấu Epicenter, Vòng loại ở đất nước tỷ dân trở thành cuộc tàn sát không khoan nhượng của các team Trung Quốc sau cuộc đại thay máu. Nhưng Newbee - là team vẫn giữ nguyên đội hình lại là cái tên đầu tiên đặt chân lên Moscow tháng 5 này.
Bán kết nhánh thua: Ehome vs VG.R – áp đảo toàn diện
Game 1:
Với ý đồ chày cối về late bằng Alchemist và Doom của VG.R, Ehome đã đáp trả lại khi Eleven pick ngay Lone Druid. Theo lẽ thường thì vào những giai đoạn đầu Alchemist vươn lên vượt trội trong cuộc đua networth nhưng 3 vị trí tiếp theo lại thuộc về Ehome. Khi combat lớn đầu tiên bùng nổ ở phút thứ 19, Ehome dù mất thế chủ động nhưng vẫn nhanh chóng lấy được 4 mạng của VG.R mà chỉ trả giá bằng một Aegis của Old Chicken.
Với lợi thế như vậy, Ehome nắm toàn quyền kiểm soát trận đấu và Roshan, bóp nghẹt VG.R trong base. Combat cuối cùng nổ ra ở phút 35, Ehome chỉ mất Bat và VG.R kết thúc trận đấu với chỉ một trụ top ăn được của đối thủ.
Game 2:
Rút kinh nghiệm game 1, VG.R lần này chọn một lineup mạnh mẽ hơn ở đầu trận với Tiny, Jugg, Witch Doctor còn Ehome gần như không thay đổi quá nhiều với bộ khung LD, Invoker và 1 hero đi rừng cho ice3 mà lần này là Enchant. Nhưng dù vậy diễn biến game 2 còn tàn khốc hơn game 1 đối với VG.R.
Con Enchant của ice3 đã có một màn trình diễn xuất sắc với đàn đệ khi tổ chức gank chủ động, cùng với Invoker bóp chết Tiny ở mid. Lựa chọn Slardar thay thế Bat cho Lanm còn tỏ rõ sự tối ưu hơn khi có thể tham chiến từ trước khi có Blink. VG.R đơn giàn là bị tàn sát ở khắp bản đồ và chấp nhận call gg ở ngay phút 20. Một thất bại toàn diện của Fy và đồng bọn.
LGD vs Newbee: Bản lĩnh đại tướng
Game 1:
Ở trận mở màn, Hao quyết định sử dụng một con bài tủ là Naix trong khi LGD cũng sử dụng ngay Broodmother từ ngay game 1. Và bất ngờ lại tiếp tục khi LGD thay vì lối đánh chày cối 1 lane thông thường, con Broodmother của chàng trai tháng 9 Sep lại thể hiện một lối đánh chủ động, tích cực tham gia combat.
Chính lối đánh này đã khiến Broodmother trở thành ngôi sao của game đấu với steak Beyond Godlike. Với lợi thế lớn như vậy, LGD không tốn quá nhiều thời gian khi dứt điểm trận đấu ở phút 37.
Game 2:
Thất bại ở game 1 buộc nb phải sử dụng một đội hình siêu gánh kèo với Ember, OD, BB trong khi LGD thoải mái hơn nhiều với những BH, Tiny, Invoker. Với lợi thế đó, LGD vươn lên trong những phút đầu nhưng khi các hero bên phía nb đạt được mức level cần thiết, họ bắt đầu phản công. Với sức càn của cặp đôi BB-IO, NB là team chủ động combat trong khi LGD lại rơi vào khoảng yếu ở mid game khi PL chưa đủ đồ còn Tiny lại thiếu damage. NB tận dụng triệt để khoảng thời gian này để gây sức ép liên tục khiến PL đứng đồ. Lgd call gg sau 30 phút.
Game 3:
Rút kinh nghiệm của game 2, lần này LGD có một lineup đủ chức năng push, bắt lẻ, combat đầy đủ với đầu tàu Lycan. Hao một lần nữa được đặt niềm tin với Sven cùng Invoker của Mu. LGD tiếp tục là đội vươn lên dẫn trước với khả năng đánh càn ngay ở những level đầu, LGD tổ chức push ngay khi có thể, ăn hết trụ ngoài dồn NB về base. Nhưng mọi chuyện bắt đầu khó từ đây, đầu tiên là việc NB không bị động phòng ngự mà chính họ mới là team chủ động di chuyển khiến LGD không đủ người stick push. Hơn nữa NB cũng rất già dơ khi dồn toàn bộ creep cho Sven và Invoker giúp 2 hero này luôn nằm trong top 3 networth. Và điều quan trọng nhất: LGD không đủ khả năng push high ground. Với đội hình có thể nói là lai tạp quá nhiều, LGD không vào được với một đống kỹ năng clear creep của Newbee.
Và điều gì đến cuối cùng cũng đến, Sven và Invoker trở nên quá mạnh trong khi Lycan và Weaver bị đứng đồ. Khi không ai chịu được quá 4 chém của Sven God’s Strength, NB chỉ việc all push. 60 phút kiên cường chiến đấu giúp NB ghi tên vào nhánh thắng, đẩy LGD và ehome vào cuộc chiến lấy chiếc vé còn lại tái đấu giành chiếc vé duy nhất của Trung Quốc đến Epicenter.