Ứng dụng “chia sẻ thức ăn” giúp giảm lãng phí tại Tây Ban Nha.

Yo No Desperdicio là công cụ chia sẻ tương tự các ứng dụng đi chung xe hay thuê chung căn hộ. Tuy nhiên, thứ được trao đổi ở đây là thức ăn.

Trái cây, bánh mỳ và rau củ là những loại thực phẩm bị bỏ đi nhiều nhất trong bất kỳ hộ gia đình nào. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Môi trường Tây Ban Nha, nước này lãng phí xấp xỉ 8 tỷ tấn thức ăn mỗi năm, đứng thứ 7 tại Liên minh châu Âu.

Một nghiên cứu của Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm Liên hợp quốc cho thấy khoảng 42% thực phẩm lãng phí tại châu Âu xuất phát từ hộ gia đình, 60% trong đó có thể tránh được nếu thực hành tốt hơn.

Ứng dụng “chia sẻ thức ăn” giúp giảm lãng phí tại Tây Ban Nha.

 

Website và ứng dụng Yo No Desperdicio (I don’t waste) lần lượt ra mắt tháng 11/2015 và tháng 2/2016 nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề này. Yo No Desperdicio là công cụ chia sẻ tương tự các ứng dụng đi chung xe hay thuê chung căn hộ. Tuy nhiên, thứ được trao đổi ở đây là thức ăn.

Theo điều phối dự án Mari Cruz Martin, nền tảng muốn thúc đẩy tiêu thụ bền vững và có trách nhiệm, muốn mọi người nghĩ lại về vai trò của mình dưới tư cách là người tiêu dùng và mục tiêu cuối cùng là giảm thực phẩm lãng phí tại gia đình. Nền tảng cho phép trao đổi cả nguyên liệu thô lẫn thực phẩm đã nấu chính miễn là chúng trong điều kiện bình thường, không quá hạn.

Đã có 420 người đăng ký sử dụng dịch vụ từ 35 quận và con số tiếp tục tăng lên. Yo No Desperdicio cung cấp phương thức chia sẻ vô cùng đơn giản: người dùng chỉ cần đăng nhập vào website, ứng dụng rồi đăng quảng cáo mô tả thứ họ muốn chia sẻ cùng với tên, ảnh, địa điểm, ngày hết hạn. Sau đó, hai bên sẽ sắp xếp để chuyển phát miễn phí các sản phẩm đó.

Yo No Desperdicio là sáng kiến của Prosalus NGO, một tổ chức đã dành 30 năm qua để quảng bá, bảo vệ và bảo đảm quyền con người đối với thực phẩm, nước, y tế và vệ sinh. “Lãng phí thức ăn nằm trong các nguyên nhân gây đói nghèo, kể cả khi nhiều người không nhận ra điều đó”, Cruz Martin cho biết.

Một trong các mục tiêu chính của dự án là tạo ra nhận thức cộng đồng về lãng phí thức ăn. Theo Martin, “thế giới ném đi 1/3 mọi thứ nó sản xuất ra và mọi người không biết số rác thải đó có tác động lớn thế nào đến dinh dưỡng của cả thế giới cũng như sự hiện diện và giá của các sản phẩm tại những nước khác”. Nó mong muốn gây dựng một mạng lưới công dân cam kết tiêu dùng có trách nhiệm và tạo cơ hội thứ hai cho thực phẩm.

Cruz Martin thừa nhận người dùng chưa tin tưởng nền tảng nhưng bà tự tin theo thời gian, hệ thống chia sẻ thực phẩm sẽ không còn là “tiểu thuyết viễn tưởng” với đám đông.

Cho đến nay, có hơn 45kg thực phẩm được trao đổi, bao gồm sữa, hoa quả, rau củ, nước giải khát, hoa quả sấy, trứng và thực phẩm đóng hộp. Dù là con số khiêm tốn so với lượng thức ăn bị lãng phí mỗi năm, Cruz Martin tin tưởng “nếu tất cả bắt đầu thực hiện những thay đổi nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể thay đổi những con số này”.

 

LAG page (Theo_Ictnews)

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang