Bạn có bao giờ thắc mắc những điều như thế? Cùng LAG giải đáp những thắc mắc ấy qua series [Bạn thắc mắc - LAG trả lời] nhé!
Bàn phím hiện đại với layout QWERTY hoặc (QWERTZ nếu dành cho các nước nói tiếng Đức và tương tự) có thật sự tiện lợi như mọi người nghĩ? Người dùng máy tính mới cần nhiều thời gian để có thể dánh máy thành thạo với 10 ngón tay với các bàn phím QWERTY, và nếu không được đào tạo bài bản, thường thì mọi người sẽ trở thành "chọt sĩ" (Sử dụng 1 ngón tay để đánh máy).
Trước khi đến với phần giải thích, cùng xem những người dùng hiện tại giải thích ra sao nhé:
Vâng! "bởi vì t thích thế".
Hãy cùng nhìn thử vào các bàn phím QWERTY thông dụng nhé:
Loại bình thường, cơ bản nhất
Hay dành cho các máy cao cấp với vẻ ngoài sang trọng
Hay xuất hiện trên điện thoại với nút vật lý hoặc bàn phím ảo.
Chúng đều có vị trí các phím giống nhau phải không? Tất cả đều có chung tổ tiên là chiếc máy đánh chữ từ thế kỷ 19 này đây:
Nhân tiện, đây là cha đẻ của chiếc máy đánh chữ trên, Christopher Latham Sholes
Chắc chắn không ai sinh ra mà còn sống tới giờ này khi layout QWERTY được giới thiệu rộng rãi vào năm 1873. Nguyên nhân chính dẫn đến việc các ký tự được sắp xếp như vậy thay vì theo thứ tự ABC là để giải quyết một vấn đề gặp phải khi ấy: Có nhiều người đánh máy quá nhanh dẫn đến các cần cơ học trên máy đánh chữ dính vào nhau gây khó khăn cho việc đánh máy. Ban đầu, các ký tự trên máy đánh chữ được sắp xếp như hình bên dưới (chữ càng sáng càng được sử dụng nhiều, càng nhạt màu càng ít được sử dụng):
Layout nguyên thủy của máy đánh chữ thời ấy.
Để giải quyết vấn đề này, layout QWERTY được phát triển. Christopher Sholes hợp tác với Amos Densmore áp dụng một số cải tiến trong layout phím hiện tại như đặt các ký tự hay sử dụng trong cùng một chữ ra xa nhau. Vị trí đặt các ký tự được sử dụng nhiều nhất được "dãn" ra một cách hợp lý để tránh tình trạng "kẹt" như trên. Layout QWERTY trở nên phổ biến bởi cộng đồng người đánh chữ tại Remington, nơi sử dụng đầu tiên. Sau đó, các nhà sản xuất máy đánh chữ khác cũng bắt đầu làm theo.
Các ký tự được đặt cách xa nhau nhưng không quá xa nên loại bỏ được vấn đề "kẹt" mà vẫn đảm bảo tốc độ đánh chữ cho người dùng.
Chiếc máy đánh chữ sử dụng layout QWERTY được quảng cáo là chiếc máy đánh chữ "không kẹt" đầu tiên trên thế giới và mang lại nhiều thành công. Bạn có để ý rằng chữ typewriter (người đánh máy) có thể hoàn toàn sử dụng các ký tự ở dãy ký tự trên cùng không?
Tuy nhiên layout mới này lại đem lại một ít phiền phức vì phải mất một thời gian nhất định tùy vào người dùng để làm quen với nó, cho tốc độ đánh chữ nhanh và chính xác. Quá trình này có thể mất tới hàng tháng trời. Một điều nữa, không có ý nghĩ hay giả thuyết nào đứng đằng sau nó cả, chỉ đơn thuần là thực nghiệm và sửa sai mà thôi.
Hơn 140 năm sau, chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng layout bàn phím này dù không còn sử dụng vì mục đích "né kẹt" như trên, tại sao lại như vậy? Trên đời không còn nhiều người sử dụng máy đánh chữ nữa đâu? Có ai thấy máy đánh chữ giơ tay lên nào? Giờ đây có cả một thế hệ sử dụng các thiết bị điện tử thông minh sử dụng bàn phím với layout QWERTY đã hơn 140 năm tuổi. Tại sao? Tại sao? Tại sao?
Thật ra trong các thập kỷ qua, có không biết bao nhiêu người đã nỗ lực thay đổi điều đó với nhiều layout khác nhau và cỏ vẻ như hợp lý hơn cả là layout Dvorak dùng để tăng tốc độ đánh máy lên. Hình minh họa bên dưới:
Hoặc có cả layout ABCDE như các bạn thắc mắc:
Vậy tại sao người dùng lại trung thành với layout QWERTY? Có lẽ vì chúng ta đã được dạy như vậy, lớn lên cùng nó và đã quá quen với nó. Vài người trong số chúng ta còn không thèm nhìn đến bàn phím mà vẫn có thể "xuất quỷ nhập thần" với layout QWERTY đã quá quen thuộc. Nếu chuyển sang một layout khác sẽ có nhiều khó khăn như học một ngôn ngữ hoàn toàn mới vậy.
Ngoài lề một chút: Biết ai có thể học một ngôn ngữ mới nhanh hơn chúng ta không? Trẻ em đấy:
Jelly Donuts