Các nội dung AI sẽ được đánh dấu water mark nhằm đảm bảo vệ tính an toàn

Tổng thống Mỹ Joe Biden hài lòng với sự hợp tác bởi các công ty AI.

OpenAI, Google và Meta cam kết với chính phủ Mỹ sử dụng water mark đánh dấu các nội dung do AI tạo ra nhằm đảm bảo vệ tính an toàn. 

"Cam kết này là một bước đầy hứa hẹn, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều việc phải làm cùng nhau." Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết.

Cam kết được đưa ra trong một sự kiện diễn ra tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã giải quyết những lo ngại ngày càng tăng về khả năng trí tuệ nhân tạo được sử dụng cho các mục đích gây rối, ông cho biết "chúng ta phải sáng suốt và cảnh giác với mối đe dọa do công nghệ mới gây ra đối với nền dân chủ Mỹ."

Các nội dung AI sẽ được đánh dấu water mark nhằm đảm bảo vệ tính an toàn

Các công ty bao gồm Anthropic, Inflection, Amazon.com và đối tác OpenAI của Microsoft đã cam kết kiểm tra kỹ lưỡng các hệ thống trước khi tung ra và chia sẻ thông tin về cách giảm thiểu rủi ro và đầu tư vào an ninh mạng.

Bảy công ty công nghệ cam kết phát triển một hệ thống tạo water mark cho tất cả nội dung, từ văn bản, hình ảnh, âm thanh đến video do AI tạo ra để người dùng cần biết khi nào công nghệ này được sử dụng. Những water mark này, về mặt kỹ thuật được nhúng trên các nội dung, có thể giúp người dùng phân biệt đâu là sản phẩm do AI tạo ra. 

Các nội dung AI sẽ được đánh dấu water mark nhằm đảm bảo vệ tính an toàn

Các công ty cũng hứa sẽ tập trung vào việc bảo vệ quyền riêng tư của người dùng khi AI phát triển và đảm bảo rằng công nghệ này không thiên vị và không được sử dụng để phân biệt đối xử người dùng. Các cam kết khác bao gồm phát triển các giải pháp AI cho các vấn đề khoa học như nghiên cứu y tế và giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Động thái này được coi là một chiến thắng cho những nỗ lực của Biden trong việc kiểm soát công nghệ AI đang phổ biến, vốn đã chứng kiến ​​​​sự gia tăng đầu tư và sự phổ biến của người tiêu dùng.

Kể từ khi công nghệ AI được hỗ trợ bởi mô hình lớn (LLM) như ChatGPT, Bard sử dụng dữ liệu để tạo nội dung mới được ra mắt và phổ biến trong năm nay, các nhà lập pháp trên khắp thế giới đã bắt đầu xem xét cách giảm thiểu những nguy cơ mà công nghệ mới này gây ra cho nền kinh tế và an ninh quốc gia.

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Họa sĩ Kill la Kill Sushio “mắc bẫy” chính trị cực hữu: Lời xin lỗi muộn màng giữa làn sóng phản đối dữ dội

Họa sĩ Kill la Kill Sushio “mắc bẫy” chính trị cực hữu: Lời xin lỗi muộn màng giữa làn sóng phản đối dữ dội

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Mới đây, Toshio Ishizaki (Sushio) – họa sĩ thiết kế nhân vật của anime nổi tiếng Kill la Kill đã vấp phải làn sóng phản ứng dữ dội sau khi bày tỏ sự ủng hộ công khai dành cho một chính trị gia Nhật Bản mang tư tưởng cực hữu và bài ngoại. Sự việc nhanh chóng lan rộng, gây tranh cãi sâu sắc trong cộng đồng mạng và khiến anh phải lên tiếng xin lỗi công khai.

Giải trí
Kodansha thắng lớn tại Nga: Phát hiện triển lãm “chui” Attack on Titan, thu về gần 1,3 tỷ đồng bồi thường bản quyền

Kodansha thắng lớn tại Nga: Phát hiện triển lãm “chui” Attack on Titan, thu về gần 1,3 tỷ đồng bồi thường bản quyền

hoanlagvnDũng Nhỏ TT

Mới đây, Kodansha – nhà xuất bản truyện tranh hàng đầu Nhật Bản đã giành được thắng lợi về mặt pháp lý trong vụ kiện chống lại công ty IQ Art Management LLC tại Nga. Công ty này đã tự ý tổ chức một triển lãm nghệ thuật trái phép, trưng bày 18 tác phẩm nổi tiếng, trong đó có loạt manga đình đám "Attack on Titan", mà không xin phép chủ sở hữu bản quyền.

Giải trí
Lên đầu trang