Mỹ chuẩn bị cấm công nghệ Trung Quốc trong cáp ngầm dưới biển
Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đang chuẩn bị bỏ phiếu thông qua một loạt quy định mới, cấm hoàn toàn việc sử dụng công nghệ Trung Quốc trong hệ thống cáp ngầm dưới biển – một phần hạ tầng internet quan trọng bậc nhất hiện nay.
Tầm quan trọng của ngành cáp ngầm biển
Cáp ngầm biển là các hệ thống truyền tải dữ liệu khổng lồ nằm dưới đáy đại dương, kết nối internet giữa các lục địa. Dù ít được người dùng nhắc tới, nhưng 95% lưu lượng internet xuyên lục địa hiện nay phụ thuộc vào các tuyến cáp này.
Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) đang chuẩn bị bỏ phiếu thông qua một loạt quy định mới, đặc biệt nổi bật là điều luật cấm tất cả công nghệ từ Trung Quốc
Tuy nhiên, FCC cảnh báo rằng các tuyến cáp này có thể trở thành “điểm yếu chiến lược” nếu được xây dựng hoặc vận hành bởi các công ty có liên hệ với chính phủ Trung Quốc – vốn đang bị Mỹ liệt vào danh sách “rủi ro an ninh không thể chấp nhận”.
Ngăn cấm từ thiết bị điện tử đến giấy phép
Theo thông cáo báo chí từ Chủ tịch FCC Brendan Carr, đề xuất mới bao gồm hai điểm chính:
- Cấm sử dụng thiết bị từ các công ty Trung Quốc có tên trong danh sách rủi ro an ninh quốc gia (ví dụ: Huawei, ZTE…).
- Hạn chế việc cấp phép cho các công ty Trung Quốc xây dựng hoặc vận hành cáp ngầm kết nối đến Mỹ.
Đây được xem là bước đi cứng rắn nhất của FCC trong việc kiểm soát rủi ro từ các đối thủ công nghệ nước ngoài, và là động thái nhằm bảo vệ nhà cung cấp cáp Mỹ trước sự cạnh tranh từ Trung Quốc.
Không chỉ ngành cáp ngầm biển, nhiều lĩnh vực công nghệ khác tại Mỹ cũng bắt đầu cấm áp dụng các sản phẩm từ Trung Quốc
Sự kiện gần đây khiến FCC "siết chặt kiểm soát"
Một phần lý do khiến FCC đẩy nhanh quy định mới là do vụ tấn công mạng diện rộng có tên "Salt Typhoon" xảy ra vào năm ngoái, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều nhà mạng và tập đoàn lớn tại Mỹ. Vụ việc này đã khiến chính quyền cảnh giác hơn về an ninh mạng và sự hiện diện của công nghệ ngoại quốc trong hạ tầng số.
Bài cùng chuyên mục