Các nhà khoa học phát triển một phương pháp sử dụng tín hiệu WiFi để theo dõi các vật thể tĩnh.
Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới có thể tái tạo hình ảnh của một vật thể tĩnh từ phía sau bức tường bằng WiFi.
Kỹ thuật dựa trên Wi-Fi mới này, được đặt tên là Wiffract. Dựa trên Thuyết nhiễu xạ hình học (GTD) của Joseph Keller, Wiffract thậm chí có thể phác họa các vật thể trong phòng kế bên. Wiffract không được hỗ trợ bất kỳ AI nào, chỉ có vật lý và toán học, nhưng có lẽ công nghệ này có thể được nâng cao trong tương lai bằng cách tận dụng Deep Learning.
Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng việc cảm nhận các vật thể sử dụng Wi-Fi đã thu hút được sự chú ý trong những năm gần đây, nhưng hầu hết các phương pháp của các đối thủ đều dựa trên việc phân tích chuyển động hoặc các vật thể đang chuyển động với các vật thể tĩnh ngoài phạm vi của chúng. Đằng sau kỹ thuật Wiffract mới là Thuyết nhiễu xạ hình học và các nón Keller tương ứng được tạo ra bởi sự tương tác của Wi-Fi với các cạnh.
Để kiểm tra hình ảnh Wiffract RF, các nhà nghiên cứu quyết định xem họ có thể theo dõi các chữ cái trong bảng chữ cái nằm ngoài tầm nhìn chính xác đến mức nào. Chỉ với Wi-Fi và phép toán phức tạp phân tích các sóng RF ngẫu nhiên được phản xạ bởi các cạnh của vật thể, các vật thể bất động nằm ngoài tầm nhìn có thể được phác họa ra.
Bạn có thể thấy các đường viền được tạo bởi Wiffract và các chữ cái ẩn tương ứng trong hình trên. Yasamin Mostofi, giáo sư kỹ thuật điện và máy tính tại UC Santa Barbara, cho biết: “Tùy thuộc vào hướng của cạnh, hình nón sẽ để lại các dấu chân khác nhau (tức là các phần hình nón) trên một lưới thu nhất định. Sau đó, chúng tôi phát triển một khung toán học sử dụng các dấu chân hình nón này làm dấu hiệu để suy ra hướng của các cạnh, từ đó tạo ra bản đồ cạnh của khung cảnh."
Khi phát triển Wiffract, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một máy tính xách tay làm bộ phát Wi-Fi nhưng 6 ăng-ten được gắn vào một phương tiện di chuyển nhỏ để đọc sóng RF phản xạ và vẽ kết quả của chúng trên lưới 2D. Trên thực tế, chuyển động của chiếc xe và tháp ăng-ten của nó đã 'quét' các chữ cái phía sau bức tường.
Kết quả họ đã có được ảnh chụp rõ nét của bảng chữ. Nhóm nghiên cứu kết luận, công nghệ Wiffract dễ dàng xác định các ký tự và chụp được cả chi tiết chữ cái.
Các nhà nghiên cứu cho biết, ngoài ‘nhìn’ đồ vật sau bức tường bằng WiFi, Wiffract còn có những ứng dụng khác như phân tích đám đông, nhận dạng người, sức khỏe và không gian.