Tổng hợp 8 "thảm hoạ" tiền điện tử lớn nhất năm 2022

Hãy cùng LAG.vn điểm qua 8 "thảm hoạ" tiền điện tử lớn nhất trong năm 2022.

Năm 2022 là một năm vô cùng khó khăn đối với ngành công nghiệp tiền điện số. Từ sự dao động giá điên cuồng của Bitcoin cho đến sự sụp đổ của các sàn giao dịch lớn, đó là một chuyến tàu lượn siêu tốc đối với các nhà đầu tư cũng như những người đam mê. 

Tổng hợp 8 "thảm hoạ" tiền điện tử lớn nhất năm 2022

Hãy cùng LAG.vn điểm qua 8 "thảm hoạ" tiền điện tử lớn nhất trong năm 2022.

Xem thêm: Điểm qua những thất bại trong ngành công nghệ năm 2022

 

Terra Luna

Tổng hợp 8 "thảm hoạ" tiền điện tử lớn nhất năm 2022

Vào ngày 12 tháng 3 năm 2022, ngành công nghiệp tiền điện tử đã bị giáng một đòn nặng nề khi giá của cả Terra Luna (LUNA) và TerraUSD (UST) đều giảm. LUNA đã mất hơn 90% giá trị trong vài giờ, trong khi UST, một “đồng tiền ổn định” được chốt bằng USD Mỹ, đã mất gần 99%. 

Sự kiện này đã gây chấn động toàn bộ ngành công nghiệp tiền số, cho thấy rằng ngay cả những dự án phổ biến và được tài trợ tốt nhất cũng không tránh khỏi những sự cố nghiêm trọng. Nó cũng đặt ra nghi ngờ về tính ổn định của stablecoin, vốn được cho là "chủ chốt" của ngành công nghiệp tiền điện tử.

 

Nhà sáng lập Three Arrows Capital (3AC) bỏ trốn

Tổng hợp 8 "thảm hoạ" tiền điện tử lớn nhất năm 2022

Three Arrows Capital (3AC), một trong những quỹ phòng hộ tiền điện tử lớn và lâu đời nhất, đột ngột thông báo rằng sẽ đóng cửa và thanh lý toàn bộ tài sản của minh.

Quỹ đầu cơ tiền số hàng đầu thế giới nợ 27 công ty với số tiền lên tới 3,5 tỷ USD, bao gồm cả nhà môi giới kỹ thuật số Voyagẻ. Sự sụp đổ của tiền điện tử LUNA và UST là nguyên nhân chính trong vụ sụp đổ của 3AC. 

Quỹ đầu cơ tiền số có trụ sở tại Singapore được thành lập vào năm 2012 bởi Kyle Davies và Su Zhu, và công ty là một trong những nhà đầu tư tổ chức lớn đầu tiên trên thị trường tiền số. 

Tuy nhiên, những nhà sáng lập 3AC bị cáo buộc lừa đảo và quản lý kém. Cuối cùng công ty buộc phải nộp đơn xin phá sản theo Chương 15 vào ngày 1 tháng 7. 

 

Voyager Digital thanh lý

Tổng hợp 8 "thảm hoạ" tiền điện tử lớn nhất năm 2022

Vào tháng 7, Voyager Digital, một công ty cho vay tiền điện tử đã nộp đơn xin phá sản tại Mỹ. Sự kiện xảy ra sau khi 3AC tuyên bố vỡ nợ với khoản vay 665 triệu USD từ Voyager. 

Mặc dù công ty đã đạt được thoả thuận voà tháng 9 để bán toàn tài sản của mình bằng tiền điện tử trị giá 1,4 tỷ USD cho FTX. 

Tuy nhiên, Binance, một trong những sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới đã tham gia thoả thuận mua lại tài sản của Voyager và sẽ đặt cọc 10 triệu USD. 

 

Mạng lưới Celsius đóng cửa

Tổng hợp 8 "thảm hoạ" tiền điện tử lớn nhất năm 2022

Từng là một trong những nền tảng cho vay tiền số phổ biến nhất, nhưng cuối cùng Celsius cũng phải đệ đơn xin phá sản sau loạt sụp đổ của các sàn giao giao dịch tiền số. 

Celsius phải đối mặt với các vấn đề tài chính quan trọng và không thể đáp ứng yêu cầu rút tiền của khách hàng, đồng thời đặt tiền gửi của khách hàng vào các khoản đầu tư rủi ro cao. Ngoài ra, công ty đã bị cáo buộc ngược đãi khách hàng, vi phạm quyền riêng tư của khách hàng và chi tiêu hoang phí cho các hoạt đồng đào bitcoin mới. 

Công ty bắt đầu gặp sự cố khi đột ngột tạm dừng tất cả các khoản rút tiền vào tháng 6 năm 2022, nghĩa là người dùng không thể chuyển tiền của họ đi nơi khác. Sau đó, nền tảng này đã đẹ đơn phá sản vào giữa năm 2022 sau khi sa thải hơn 20% lượng lao động. 

Tuy nhiên, công ty cũng đã tìm mọi cách để thu lại 7,7 triệu USD từ tài sản của đối thủ, Voyager Digital.

 

FTX sụp đổ

Tổng hợp 8 "thảm hoạ" tiền điện tử lớn nhất năm 2022

Sự sụp đổ của FTX là một trong những sự kiện tốn nhiều "giấy mực" nhất trong năm 2022. Công ty được thành lập bởi Sam Bankman-Fried, cũng là Giám đốc điều hành của sàn giao dịch. FTX là một trong những sàn giao dịch phổ biến nhất, với hơn 1 triệu người dùng và bắt đầu năm mới với mức định giá 32 tỷ USD.

Có những cáo buộc rằng Bankman-Fried đã chuyển tiền gửi của khách hàng đến công ty thương mại liên kết của FTX, Alameda Research, khiến sàn giao dịch này nhận thấy các khoản tiền rút từ các nhà đầu tư khoảng 6 tỷ USD chỉ trong 72 giờ.

Tuy nhiên, vào tháng 11, công ty đã nộp đơn xin phá sản chỉ một tuần sau khi sàn giao dịch không thể hợp nhất với sàn giao dịch tiền điện tử đối thủ Binance.

Bankman-Fried và danh sách những người nổi tiếng ủng hộ FTX cũng đang phải đối mặt với một vụ kiện tập thể ở Florida.

 

BlockFi phá sản 

Tổng hợp 8 "thảm hoạ" tiền điện tử lớn nhất năm 2022

Theo PitchBook, BlockFi có trị giá 4,8 tỷ USD, là nạn nhân mới nhất được nộp cho Chương 11 sau sự sụp đổ của FTX.

BlockFi phụ thuộc vào FTX để có cơ sở tín dụng trị giá 400 triệu USD để duy trì hoạt động. Công ty cũng chỉ ra hơn 100.000 chủ nợ, với các khoản nợ và tài sản từ 1 tỷ USD đến 10 tỷ USD.

 

Hodlnaut bị điều tra vì lừa đảo

Tổng hợp 8 "thảm hoạ" tiền điện tử lớn nhất năm 2022

Hodlnaut bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng mà Terra gây ra. Nền tảng cho vay tiền số của Singapore đã trở thành nạn nhân mới nhất trong ngành công nghiệp tiền điện tử, khi bị định chỉ tất cả mọi giao dịch. Công ty cũng đã rút đơn xin cấp phép từ Cơ quan tiền tệ Singapore (MAS) để cung cấp dịch vụ thanh toán bằng mã thông báo kỹ thuật số. 

Bộ thương mại (CAD) cũng đã tiên hành một cuộc điều tra đối với Hodlnaut vì có hành vi lừa đảo. Đây là một đòn giáng mạnh vào ngành công nghiệp tiền điện tử vốn đã căng thẳng. 

 

Zipmex nộp đơn phá sản 

Tổng hợp 8 "thảm hoạ" tiền điện tử lớn nhất năm 2022

Zipmex, dự kiến sẽ được mua lại bởi một công ty đầu tư mạo hiểm với giá khoảng 100 triệu USD. Động thái này được đưa ra khi công ty nộp đơn xin bảo hộ phá sản tại Singapore, trở thành nạn nhân mới nhất của sự sụp đổ tiền số. 

Công ty được bảo hộ bởi Jump Capital đã phải tạm dừng rút tiền vào tháng 7 dưới sự căng thảng của cuộc khủng hoảng thanh toán đã siết chặc ngành khi họ đang nỗ lực giải quyết 53 triệu USD với các công ty cho vay tiền số Babel Finance và Celsius. 

Vào tháng 8, sàn giao dịch tiền điện tử đã khai thác công ty tư vấn tài chính và tái cấu trúc KordaMentha để giám sát kế hoạch hoàn vốn của mình. 

 

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Cánh Cửa Cứu Mạng Rose Trong Tác Phẩm Kinh Điển Titanic Được Bán Đấu Giá Với Mức Tiền Khủng

Cánh Cửa Cứu Mạng Rose Trong Tác Phẩm Kinh Điển Titanic Được Bán Đấu Giá Với Mức Tiền Khủng

Nguyễn Võ Bảo PhươngQuỳnh

Bom tấn Titanic của James Cameron trở thành 1 phần của lịch sử điện ảnh với những tác động to lớn trong đời sống văn hóa của công chúng. Giờ đây, cánh cửa trong phân cảnh kinh điển cuối phim đã được đem ra đấu giá với mức tiền khổng lồ. Cùng xem nhé!

Phim Ảnh
Lên đầu trang