TPM thực sự có thể được tìm thấy trong nhiều loại thiết bị khác nhau, nhưng chúng ta sẽ tập trung vào PC trong bài viết này.
TPM 2.0 là gì?
TPM là viết tắt của Trusted Platform Module và nhiệm vụ của nó là bảo vệ dữ liệu được sử dụng để xác thực PC của bạn đang sử dụng. TPM thực sự có thể được tìm thấy trong nhiều loại thiết bị khác nhau, nhưng chúng ta sẽ tập trung vào PC trong bài viết này.
Các chip TPM rất hữu ích, từ góc độ bảo mật toàn hệ thống và đó là thứ mà Microsoft cảm thấy cần phải có trên Windows 11.
TPM có hai phiên bản, bao gồm 1.2 và 2.0. Loại thứ hai là loại bảo mật hơn và đó là loại bộ xử lý TPM bạn sẽ cần cho Windows 11.
Cách kiểm tra xem TPM có trên Windows 10 của bạn
- Mở Settings
- Nhấp vào System.
- Nhấp vào About.
- Trong phần "Related settings", nhấp vào tùy chọn BitLocker settings.
- Trong phần "TPM Manufacturer Information", hãy kiểm tra Phiên bản thông số kỹ thuật để xác nhận chip là version 2.
Cách bật tính năng TPM 2.0
Bước 1: Nhấp Settings > Update & Security > Recovery.
Bước 2: Ở mục Advanced startup, bấm Restart now.
Bước 3: Chọn Troubleshoot > Advanced options > UEFI Firmware settings (lưu ý nếu bạn dùng BIOS cũ, thì sẽ có thể không sử dụng được, đó là lúc bạn cần boot thẳng vào BIOS). Chọn Restart.
Bước 4: Mở trang cài đặt bảo mật (security).
Bước 5: Chọn Trusted Platform Module (TPM) và nhấn Enter
Bước 6: Chuyển trạng thái qua Enabled và nhấn Enter.
Bước 7: Thoát cài đặt UEFI. Xác nhận các thay đổi để khởi động lại máy tính.
Chúc các bạn thành công!