Trung Quốc phê duyệt kế họach mua Activision Blizzard trị giá 69 tỷ USD của Microsoft

Quân Kít

Trung Quốc gia nhập 37 cơ quan quản lý từ chối phản đối thương vụ Microsoft và Activision Blizzard.

Chính phủ Trung Quốc đã phê duyệt thương vụ mua lại nhà phát triển trò chơi điện tử Activision Blizzard trị giá 69 tỷ USD của Microsoft

Sự chấp thuận của Trung Quốc vô cùng rắc rối, khi mà thực tế là Activision Blizzard đã ngừng cung cấp nhiều tựa game của họ ở Trung Quốc vào đầu năm nay bởi mâu thuẩn giữa công ty với NetEase. 

Trung Quốc và EU là hai nền kinh tế lớn nhất đã thông nhất kế hoạch mua lại trị giá 69 tỷ USD của Microsoft đối với nhà sản xuất game các tựa gaem nổi tiếng như World of Warcraft, Call of Duty và Candy Crush.

Các nhà quản lý châu Âu đại diện cho khối 27 quốc gia đã phê duyệt thỏa thuận với điều kiện Microsoft phải thực hiện một số lời hứa nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong thị trường trò chơi dựa trên đám mây mới nổi.

Doanh thu game từ Trung Quốc đại lục đi kèm với yêu cầu các nhà sản xuất trò chơi phải làm việc với một nhà phát hành Trung Quốc để phát hành các tựa game ở quốc gia này. Và kể từ đầu năm nay, các thương hiệu nổi tiếng của Activision Blizzard như World of Warcraft, series StarCraft, Overwatch và Diablo bị "bay màu" sau những bất đồng giữa công ty con của Activision Blizzard Entertainment và đối tác Trung Quốc, NetEase.

Blizzard đã là đối tác lâu dài với NetEase từ năm 2008, từ đó công ty dần phát triển trở thành nhà phân phối game lớn thứ hai của Trung Quốc sau Tencent.

Nhưng công ty Mỹ cho biết vào cuối năm ngoái rằng họ buộc định chỉ hầu hết các dịch vụ game của mình tại Trung Quốc sau khi các thỏa thuận cấp phép hiện tại kết thúc, dẫn đến một cuộc tranh cãi công khai giữa hai công ty.

Microsoft cho biết kế hoạch mua lại Activision của họ được cho là là thỏa thuận công nghệ đắt giá nhất trong lịch sử, hiện đã được thông qua ở 37 quốc gia, bao gồm 27 quốc gia ở EU cũng như 10 quốc gia khác như Trung Quốc, Nhật Bản và Brazil. Tuy nhiênm thương vụ bom tấn này vấp phải sự phản đối chống độc quyền ở Mỹ và Vương quốc Anh.

 

Bài cùng chuyên mục