Cách cổ vũ thiếu văn minh của nhiều khán giả đã ảnh hưởng mạnh tới các trận đấu chuyên nghiệp cửa CS:GO.
Vấn đề mới nhất đang nổi cộm trong Counter-Strike: Global Offensive không phải xuất hiện in-game mà xuất phát từ khán giả tham dự sự kiện và ảnh hưởng của nó tới diễn biến trận đấu.
Vòng Chung kết ESL Pro League Season 5 vào cuối tuần qua đã chứng kiến một cơn ác mộng với mọi game thủ chuyên nghiệp: ghosting. Đây là một thuật ngữ trong CS:GO mô tả việc nhắc vị trí của kẻ địch đang ở đâu. Nó thường xảy ra trong các server khán giả in-game, nhưng trong trường hợp này, chuyện còn tồi tệ hơn khi mà đám đông theo dõi trực tiếp có nhiều thông tin hơn tại thời điểm diễn ra trận đấu.
Ngôi sao của North, Kristian “k0nfig” Wienecke, đã thực sự khuấy động bầu không khí cuồng nhiệt tại trận Chung kết Tổng trước khi đội của anh bị “phím” vị trí.
Đoạn clip dưới đây đã ghi lại vấn đề xuất phát từ đám đông khán giả. Nhiều người hâm mộ đã làm hỏng một pha 2v1 của North với thành viên Kenny “KennyS” Schrub bên phía G2 Esports tại map đấu Inferno. Fan hâm mộ hét to “A kìa!” rồi “trong hố” với hy vọng tay Sniper có thể nắm bắt được thông tin.
Đội trưởng in-game của North, Mathias "MSL" Lauridson, thậm chó còn chửi thể khi gặp phải nạn ghosting qua đoạn tweet trên trang Twitter cá nhân sau khi trận đấu kết thúc.
“Hãy chính trực đi”, MSL viết. “Hy vọng không có khán giả nào sẽ làm điều đó một lần nữa. Công bằng đi và cổ vũ bất cứ gì cũng được. Nhưng làm gì tương tự như vậy có thể làm hỏng trận đấu.”
Những tuyển thủ khác cũng cùng chung suy nghĩ với MSL, khi cho rằng tai nghe cách âm không thể giải quyết hoàn toàn được vấn nạn này nhưng nhiều người vẫn nghĩ.
Một pha ghosting đáng chú ý nữa cũng đã xuất hiện tại DreamHack Bucharest năm ngoái, khi đám đông khán giả liên tục kêu gào vị trí bombsite mà các tuyển thủ đang góp mặt.
Ghosting khiến cho các buồng cách âm trở nên cần thiết hơn bao giờ hết và buộc các nhà tổ chức phải suy nghĩ tới những biện pháp phòng ngừa. Vấn nạn ghosting đã trở nên nghiêm trọng hơn một chút khi đông dảo khán giả phía dưới không chỉ đơn thuần cổ vũ mà còn tác động tới các tình huống đối đầu mang tính quyết định.
Trong trường hợp này, âm lượng từ phía khán giả sẽ được giảm xuống phần nào nếu các tuyển thủ ngồi ở trong cabin thi đấu chuyên nghiệp.
Nếu fan hâm mộ vẫn cứ hành động như cái cách ma họ vẫn quen làm trên kênh chat khi xem stream trên Twitch, nhà tổ chức sẽ buộc phải hành động quyết liệt như yêu cầu rõ ràng trên các tấm vé tham dự sự kiện. Nó sẽ khiến cho nhiều người ngần ngại hơn khi có ý đồ ghosting nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới các sự kiện mà họ tham dự.
Giờ đây, một thành phần không nhỏ những tuyển thủ CS:GO chuyên nghiệp đang lên tiếng bày tỏ sự bất bình với người hâm mộ và các nhà tổ chức khi họ cho rằng tính cạnh tranh và quyền lợi của họ đang bị xâm hại.
None (Theo Dot Esports)