DOTA 2: Qualifying Points - Khi tất cả được quy về những con số

Nguyễn Hoàng Thuận

Sau nhiều năm bị kêu ca mỗi lần công bố khách mời của một giải đấu thì năm nay, Valve quyết định làm một thay đổi lớn với hệ thống tính điểm: Qualifying Point (QP).

Điểm nhìn thấy rõ nhất từ hệ thống này là sự “cụ thể”. Khi tất cả được quy về con số thì mọi chuyện đều dễ nói. QP là thứ thể hiện rõ ràng nhất thành tích mà một team đạt được trong cả 1 năm, từ đó nhận được 1 tấm vé mời trực tiếp đến TI8. Nó cũng là một bước tiến của Valve trong việc chuyên nghiệp hóa Dota 2 như các môn khác cũng dùng cơ chế tính điểm: tennis, cờ vua,…

Phân bố điểm của từng giải đấu dựa vào Minor hay Major, tổng giá trị giải thưởng. Cụ thể như sau:

Chú thích: (*) – chỉ có một giải đấu duy nhất trong hệ thống.

Valve đã làm một FAQ để người chơi hiểu rõ hơn về cơ chế điểm QP

Làm thế nào để đạt được QP?

Điểm dành cho player thuộc các team nằm trong top 4 của Minor hoặc Major

Phân chia điểm giữa các team như thế nào?

Với các giải không phân chia vị trí 3-4

  • Vô địch: 50%
  • Á quân: 30%
  • Hạng 3-4: 10%

Với các giải phân chia hạng 3-4

  • Vô địch: 50%
  • Á quân: 30%
  • Hạng 3: 15%
  • Hạng 4: 5%

Điểm dành cho team hay player?

Điểm được tính trực tiếp cho các player

Nếu player đổi team, điểm có còn được tính không?

Điểm có bị chia ra cho các player không?

Không, tất cả các player nhận bằng điểm nhau. Ví dụ một team kiếm được 75 điểm ở một giải thì mỗi player của team đều nhận được 75 điểm.

Vậy điểm của team được tính như thế nào?

Điểm của team được tính bằng tổng điểm của 3 player có điểm cá nhân cao nhất.

Có bao nhiêu team được nhận vé mời trực tiếp TI8 từ QP?

8 team có tổng điểm cao nhất sẽ nhận được vé mời trực tiếp đến TI8. Các team còn lại sẽ được xác định nhờ vòng loại khu vực như mọi năm.

QP có quyết định vé mời dự vòng loại khu vực không?

Không chắc về điều đó, Valve sẽ cân nhắc các yếu tố để quyết định mời trực tiếp các team dự vòng loại khu vực.

Nó có quyết định việc tham dự các Major và Minor khác không?

Không, vé mời Minor và Major là do các đơn vị tổ chức quyết định.

Điểm của từng giải được xác định như thế nào?

Điểm được tính trên dựa trên tiền thưởng của giải, với Major thì nhân lên 1,5 lần.

Vậy còn vấn đề nếu có sub thì sao?

Sẽ có một chút điểm bị phạt, cụ thể như sau:

  • Nếu có ít nhất 4 player chính thức đánh vòng loại và cả 5 player chính thức đánh LAN Finals thì điểm được giữ nguyên.
  • Nếu có ít nhất 4 player chính thức đánh vòng loại và sử dụng sub ở LAN Finals thì player chính nhận 75% điểm, sub nhận 50% điểm.
  • Tất cả các trường hợp còn lại đều chỉ nhận được 25% điểm.

Sự tồn tại của cơ chế QP sẽ giải quyết triệt để vấn đề ai xứng đáng được mời trực tiếp tham dự TI8. Tấm vé đó là kết quả của thành tích thi đấu trong cả 1 năm ròng rã chứ không phải một vài giải đấu gần sát TI. Những trường hợp như Rave TI5 sẽ không còn tái diễn.

Valve từng nhận vô vàn chỉ trích khi mời Fnatic thay vì Rave tại TI5.

Đồng thời, nó cũng khiến các team có lý do để gắn bó với nhau lâu dài hơn. Dù gì thì kiếm điểm cũng không phải chuyện gì dễ dàng.

Đây là mặt tốt, còn mặt xấu thì chắc các bạn đều dễ dàng thấy được. Trường hợp 3 ông điểm cao từ 3 team khác nhau tách ra làm một team mới ở kỳ chuyển nhượng cuối gần TI để nhận vé mời là một kịch bản có thể xảy ra. Điều này hoàn toàn có thể kiểm soát được nhờ chính hệ thống giải rất nhiều trong mùa tới, nhất là giải Major cuối cùng với 2250 điểm.

Nhìn chung, Qualifying Point là một bước đi tốt của Valve khi cụ thể hóa kết quả thi đấu, thành tích của team/player ra một con số, tránh tình trạng “im im mà quyết” rồi “im im ăn chửi” như các năm trước. Bản thân các team và player cũng có thể tự theo dõi tình trạng của mình để cố gắng và phấn đấu cho quyền góp mặt tại The International 2018.

Theo playdota

Bài cùng chuyên mục