GSL Group Stage - Thể thức thi đấu trong tương lại

Thể thức vòng bảng GSL đang dần thay thế thể thức vòng tròn tính điểm truyền thống.

Dù không phải là một thể thức thi đấu mới nhưng gần đây thể thức GSL mới dần được sử dụng nhiều hơn ở Dota 2 đặc biệt là trong các giải đấu (từng được sử dụng ở The Summit 3). Đặc biệt Valve đã sử dụng nó cho cả 3 kỳ Major và một số giải đấu sau đó cũng sử dụng thể thức này. Vậy nó có gì vượt trội hơn so với thể thức vòng tròn tính điểm truyền thống?

fall major gsl

Fall Major Frankfurt - giải đấu đầu tiên Valve áp dụng GSL Format.

Nhìn vào ảnh trên, ta có thể dễ dàng hiểu được thể thức GSL. Nói ngắn gọn thì nó sẽ như một mini-double elimination ở vòng bảng.

Ưu điểm dễ thấy nhất là các team sẽ có cơ hội làm lại (ưu điểm của thể thức DE) bởi với việc sử dụng GSL thì vòng 1 nhánh thua sẽ phải đánh BO1. Nó là địa ngục cho bất kỳ team nào dính phải bởi với BO1 thì mọi điều đều có thể xảy ra, nó không giống như BO3 có thể làm lại nếu xảy chân ở game 1. Đồng nghĩa với việc các team sẽ phải sống chết để giành 2 vé lên nhánh thắng.

shanghai lower bracket

Ai muốn đánh một cái nhánh thua BO1?

Thứ hai là việc nó làm tăng chất lượng vòng bảng bởi mỗi trận đấu đều là BO3 – thể thức chuẩn để chọn ra team nào được đi tiếp. Trừ khi áp đảo 2-0 còn nếu các team chênh lệch không lớn, rất dễ sẽ có game 3. Như vậy các team thua cũng sẽ tâm phục khẩu phục, tất nhiên là ta không tính đến những pha lật kèo BO5 hay thậm chí là kèo BO7 lịch sử nào đó.

 

 

Cuối cùng là nó giúp giảm tải cho các team ở vòng bảng bởi thể thức này chỉ tối ưu khi vòng bảng có 4 team nên dù có đánh BO3 thì tổng số trận ở vòng bảng cũng sẽ giảm đi đáng kể. Nó giúp các team có thể dồn sức vào vòng playoffs quan trọng sau đó.

Ngoài ra còn một yếu tố khác khi các team chỉ phải đánh vòng bảng như thế này: giấu bài. Mà thực ra nó đâu có nhỏ tí nào.

Tất nhiên không có gì hoàn mỹ, một số điều phải đánh đổi với thể thức GSL này.

Chúng ta sẽ không còn được nhìn thấy tất cả các team chạm mặt nhau ở vòng bảng mà kinh điển là thể thức như vòng bảng TI 4. Đây là một mất mát cực lớn đối với người hâm mộ. Hơn nữa, việc mỗi bảng chỉ có 4 team đồng nghĩa số đối thủ tối đa phải đối đầu là 3, tức là các team sẽ không được tiếp xúc với lối đánh của tất cả các đối thủ. Nó sẽ hạn chế các team khi đối đầu nhau ở vòng playoffs cực kỳ quan trọng sau này.

ti4 gr stage

Ai còn nhớ vòng bảng mãn nhãn này?

Với những điều trên, không khó hiểu khi từ Frankfurt Major đến giờ, các giải đấu đều sử dụng thể thức GSL cho vòng bảng và nhiều khả năng TI 6 sắp tới Valve cũng sẽ áp dụng format này. Chính vì điều đó, hãy làm quen với GSL Group Stage.

Bài liên quan

Bài đọc nhiều nhất

Bài mới trong ngày

Lên đầu trang