Đối với SKT, năm 2018 sẽ là một sự khởi đầu mới!

Vào tháng 1 năm 2013, thần đồng Lee Faker Sang-hyeok đã có màn ra mắt trong màu áo SKT. Ngay cả khi được đánh giá là thần đồng, vào thời điểm ấy không nhiều người có thể nghĩ rằng ngôi sao đường giữ

Vào tháng 1 năm 2013, thần đồng Lee “Faker” Sang-hyeok đã có màn ra mắt trong màu áo SKT. Ngay cả khi được đánh giá là thần đồng, vào thời điểm ấy không nhiều người có thể nghĩ rằng ngôi sao đường giữa này sẽ làm thay đổi toàn bộ nền Liên Minh Huyền Thoại trong tương lai, tạo ra cho các tuyển thủ khác trên toàn thế giới niềm cảm hứng cũng như một cơ hội để có thể đánh bại “Quỷ Vương Bất Tử“.

Đã gần 5 năm kể từ thời điểm Faker ra mắt, và đây là lần đầu tiên mà Faker cùng với SKT phải nhận thất bại trong một trận BO5 tại giải Chung Kết Thế Giới. Trước khi mùa giải 2017 bắt đầu, có một vài cái tên gạo cội của LCK đã quay trở lại với giải đấu này. Và nổi bật hơn hết chính là KT Rolster, đội tuyển đã chiêu mộ những ngôi sao như Mata, Deft… để tạo ra một đội hình hoàn toàn mới với mục đích đánh bại được SKT của Faker.

Tuy nhiên, đội tuyển làm lật đổ được ách thống trị của SKT lại không phải là KT Rolster. Mà đó là Longzhu Gaming trong trận chung kết LCK mùa hè 2017 và là Samsung Galaxy trong trận chung kết tổng của CKTG 2017, 2 đội tuyển không sở hữu một đội hình toàn sao như KT.  Thay vào đó, Samsung đã gặt hái được thành công bằng cách giữ lại nguyên vẹn đội hình đã giúp họ giành được ngôi vị á quân trong năm 2016. Còn đối với Longzhu, họ đã kết hợp giữa kinh nghiệm và sức trẻ khi tạo ra một đội hình bao gồm những tuyển thủ dày dặn kinh nghiệm và cả những tân binh chưa thực sự gặt hát được nhiều thành công trước đó.


Không phải KT Rolster mà Samsung mới là đội tuyển “hạ bệ” được SKT

Chiến thắng của Samsung đã nhắc cho chúng ta nhớ rằng lối chơi chung của toàn đội mới là thứ quan trọng nhất trong LMHT, chứ không phải là những ngôi sao. Điều này đã được minh chứng bởi rất nhiều đội tuyển, những đội sở hữu đội hình thi đấu bao gồm những tài năng trẻ và những tuyển thủ kỳ cựu. Đây là một bài học mà SKT đã thấm nhuần từ lâu, và cũng không phải ngẫu nhiên khi năm đầu tiên của một SKT – được dẫn dắt bởi Faker đã ký hợp đồng với 2 tuyển thủ có kinh nghiệm thay vì tự phát triển tài năng – lại gặp phải thất bại.

Về vấn đề này, Samsung và Longzhu năm nay đã cho SKT nếm trái đắng. Sau khi SKT không đủ điều kiện tham dự CKTG năm 2014, đội tuyển này đã bắt đầu công cuộc xây dựng lại đội hình và bắt đầu bằng việc đưa những thành viên từ đội SKT T1 S lên đội chính. Trong số họ, người nổi bật nhất có thể kể đến là Jang “MaRin” Gyeong-hwan, người có rất nhiều điểm tương đồng với Faker nhưng lại không để lại được nhiều dấu ấn trong màu áo SKT T1 S. Việc chuyển sang đội chính đã giúp MaRin có một năm thi đấu sát cánh cùng Faker, để rồi năm 2015 được đánh dấu là một năm thống trị hoàn toàn của SKT.


MaRin đã cùng với Faker tạo ra một năm thống trị hoàn toàn của SKT

Còn về phần Samsung, nhiều người sẽ nghĩ rằng họ gặt hái được thành công là do họ đã giữ nguyên đội hình thi đấu của năm trước, nhưng đó mới chỉ là một phần của câu chuyện. Hãy nhìn vào những năm tháng huy hoàng của SKT trong quá khứ và đem so sánh với sự thành công của Samsung Galaxy, bạn sẽ hiểu rõ tại sao SKT lại nhận thất bại trong trận chung kết.

Sự thống trị mà SKT có được là nhờ vào sự thay đổi đội hình mà họ tạo ra. Trong mùa giải thống trị nhất của SKT, họ đã tạo ra tới 3 sự thay đổi đội hình trong năm đó, nhưng quan trọng hơn hết, đội hình xuất sắc nhất của SKT là đội hình bao gồm tất cả những tuyển thủ đã gắn bó với tổ chức này trong suốt sự nghiệp. SKT đã không cố gắng chắp vá những mảnh vỡ thành một cây kiếm, thay vào đó, họ lại tự tạo ra một cây kiếm cho riêng minh chỉ từ những nguyên liệu thô sơ. Năm nay là một năm đánh dấu sự quay trở lại của những cái tên lớn của Hàn Quốc, khi mà Longzhu đã vô địch LCK mùa hè, còn Samsung đã đứng trên đỉnh thế giới. Những đội tuyển đã coi trọng lối chơi hơn là những cá nhân xuất sắc đã thành công.


Không quá nhiều ngôi sao nhưng Longzhu vẫn có thể giành được chức vô địch LCK

Quay trở lại năm 2016, khi Duke gia nhập SKT, rất nhiều người đã đem tuyển thủ tân binh này để so sánh với MaRin để tìm ra xem ai mới là người đi đường trên xuất sắc nhất. Khi nói về Duke, người ta sẽ nhớ lại màn ra mắt của anh trong trận đấu với KT Rolster bằng con bài Renekton tạo ra được một áp lực đẩy lẻ khủng khiếp. Ban đầu, đây chính là công thức giúp cho KT Rolster Bullets trở nên nổi tiếng khi Choi “inSec” Ins-eok được chuyển lên thi đấu đường trên. KT Bullets là đội tuyển ưa thích những tuyển thủ đường trên có thể tạo ra được áp lực một cách liên tục, và nếu như người đi đường trên đó bị bắt lẻ, phần còn lại của bản đồ sẽ ngay lập tức có những động thái để đáp trả. Khi thi đấu cho Najin, Duke đã tiếp tục sử dụng lối chơi tương tự như vậy, luôn cố gắng để 1 vs 2 và gánh cả trận đấu trên vai.

Đối với SKT, Duke bị đánh giá là người không đóng góp được nhiều vào lối chơi chung khi việc đẩy lẻ của anh ấy có thể dẫn đến việc tính toán thời gian sử dụng Dịch Chuyển không chính xác hoặc không tập hợp đủ người để giao tranh cho những mục tiêu lớn. Chìa khóa dẫn đến chiến thắng của KT Bullets tại IEM World Championship dường như đã không thể đóng góp được nhiều hơn cho SKT.

Đến năm 2017, SKT đã chiêu mộ tới tận 2 ngôi sao. Đó là Heo “Huni” Seung-hoon và Han “Peanut” Wang-ho, 2 tuyển thủ đã lên ngôi tại các giải quốc nội trong màu áo những đội tuyển có lối chơi hoàn toàn khác biệt so với SKT.


Dù là những ngôi sao nhưng lối chơi của Huni và Peanut vẫn chưa hoàn toàn ăn khớp với SKT

Peanut vẫn còn là một tuyển thủ khá thiếu kinh nghiệm khi còn thi đấu cho ROX Tigers. Và cũng trong khoảng thời gian đó, lối chơi của anh bắt đầu được hình thành. Peanut đã cùng với Song “Smeb” Kyung-ho tạo ra một cặp bài trùng rất đáng sợ khi luôn sẵn sàng đặt người đi rừng đối phương vào tình thế 1 vs 2.

Còn với Huni, anh đã thi đấu cho 2 đội tuyển hàng đầu tại 2 khu vực khác nhau là Châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng đó là khi anh vẫn còn sự hỗ trợ đắc lực đến từ Kim “Reignover” Yeu-jin, người luôn cung cấp đủ tầm nhìn và những lần gank quan trọng cho Huni. Khi Huni và Peanut gia nhập đội hình của những nhà đương kim vô địch, họ đã không còn là những mũi nhọn nữa. Thay vào đó, họ sẽ phải cố gắng thi đấu xoay quanh Faker, người đã trở thành biểu tượng của SKT.

Không thể tạo được áp lực một cách ổn định ở đường trên và rừng đã khiến SKT rơi vào một tình thế vô cùng khó khăn. Kể từ khi MaRin, Bang và Wolf gia nhập đội hình, SKT luôn cố lựa chọn những kèo đấu thắng lợi ở khu vực đường trên. Khi đường trên tạo ra được áp lực, áp lực này sẽ nhanh chóng được chuyển dần ra khu vực đường giữa để rồi từ đó, Bang và Wolf có nhiều khoảng trống hơn để chuẩn bị cho những pha giao tranh.  Mặc dù SKT có thể thích nghi tốt với những meta khác nhau và thay đổi lối chơi của họ một cách vô cùng tinh tế, thế nhưng công thức đó vẫn không hề thay đổi, khi mà Bang và Wolf thường xuyên bị bắt phải sử dụng những vị tướng đẩy đường mạnh như Varus. Và đây cũng chính là lý do khiến cho màn trình diễn của Bang trong ván đấu cuối cùng trước Samsung Galaxy là vô cùng tệ hại.


Đường trên luôn là một khu vực rất quan trọng đối với SKT

Những tuyển thủ trưởng thành từ cùng một lò đào tạo sẽ có khả năng hòa hợp với nhau rất tốt và có thể bù đắp được những thiếu sót của nhau. Cặp đôi đường dưới đã thi đấu cùng nhau trong nhiều năm là một điều vô cùng quý giá, nhưng khi một tập thể đã tìm ra chìa khóa dẫn tới thành công nhờ vào một lối chơi nào đó, thì rất khó để cho họ có thể thuần thục một lối chơi mới mẻ. SKT đã gặp phải vấn đề này trong 2 năm liên tiếp. Và cho đến năm nay, họ đã bị bắt bài.

Tất nhiên việc bổ sung một tuyển thủ dày dặn kinh nghiệm có thể giúp những tân binh học hỏi được rất nhiều điều, đặc biệt là nếu như những tuyển thủ kỳ cựu này đóng một vai trò quan trọng trong đội hình và muốn tạo ra một sự khác biệt có lợi cho đội tuyển. Khi các đội tuyển thuộc giải đấu LPL bắt đầu chiêu mộ các thành viên của Samsung White và Samsung Blue, đó cũng là lúc tương lai của những ngôi sao này chỉ còn là một màu đen. Lý do đơn giản bởi vì các đội tuyển Trung Quốc chỉ chiêu mộ họ bởi họ là những ngôi sao lớn, trong khi đó họ không hề nắm rõ lối chơi riêng của từng ngôi sao này. Điển hình là LGD Gaming của năm 2016, với một đội hình có thể tạo áp lực ở cả 3 đường và đặc biệt là đường trên của MaRin, người đi rừng của họ đã gặp phải rất nhiều trở ngại khi không thể giúp đỡ được cả 3 đường cùng một lúc.


MaRin cũng như rất nhiều ngôi sao sáng khác đã không thể thành công tại LPL

Tuy nhiên, sau tất cả thì các đội tuyển tại LCK vẫn đứng vững ở trên đỉnh cao dù cho họ đã mất đi rất nhiều ngôi sao sáng vào tay các đội tuyển Trung Quốc, đơn giản bởi vì họ vẫn có thể sản sinh ra được rất nhiều tài năng mới của riêng họ. Samsung đã lựa chọn những người chơi nghiệp dư có thứ hạng cao tại xếp hạng đơn, cùng với đó là những tuyển thủ đã không gặt hái được nhiều thành công trong quá khứ, để tạo ra một đội hình hoàn toàn mới. Và cuối cùng thì họ đã đứng trên đỉnh vinh quang nhờ vào sự dẫn dắt của Kang “Ambition” Chan-yong. Longzhu cũng đã có một lối đi tương tự như vậy khi chiêu mộ cặp đôi đường dưới dày dặn kinh nghiệm là  Kim “PraY” Jong-in và Kang “GorillA” Beom-hyeon. Longzhu cũng có thể trở lại rất mạnh mẽ vào năm sau nếu như không có bất cứ sự thay đổi nào về mặt đội hình, tương tự như cách màSamsung đã làm. Nhưng với việc đội hình của họ vẫn chưa thi đấu cùng nhau quá lâu, chính vì vậy nên họ vẫn cần phải học hỏi SKT và cân nhắc việc đưa 3 ngôi sao thi đấu cùng nhau, khi đó họ mới có thể gặt hái được thành công.


Tất cả chưa phải là dấu chấm hết cho SKT

Cuối cùng, đối với SKT, năm 2018 đối với họ sẽ là một sự khởi đầu mới. Họ cần phải quay trở về quá khứ và ôn lại những bài học mà họ đã từng trải qua. Bạn thường không thể dạy những chiêu trò mới cho một chú chó đã già, thế nhưng rất may mắn cho SKT khi việc phát triển tài năng đã được biết đến như một biệt tài thiên bẩm của họ.

Nguồn: infonet.vn

Bài cùng chuyên mục